Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Tính thâm niên của giáo viên như thế nào?
  • Thứ tư, 20/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3198 Lượt xem

Tính thâm niên của giáo viên như thế nào?

Tôi là giáo viên, tháng 8/2009 tôi làm việc hợp đồng tại trường học. Luật sư cho tôi biết tôi sẽ được tính thâm niên nhà giáo từ khi nào ? Tôi xin cảm ơn !

Câu hỏi:

Tôi là giáo viên, tháng 8/2009 tôi làm việc hợp đồng tại trường học. Tháng 1 năm 2010 tôi được sở giáo dục phê duyệt hợp đồng không xác định thời hạn và có tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc. Tháng 10/2011 tôi được tuyển dụng vào biên chế chính thức và đã trải qua 12 tháng tập sự. Tôi hỏi lãnh đạo thì được trả lời là thời gian tôi được hưởng thâm niên nhà giáo là từ lúc vào biên chế và trừ thời gian tập sự. Như vậy là đến tháng 10/2017 tôi mới được hưởng thâm niên nhà giáo. Vậy luật sư cho tôi biết tôi sẽ được tính thâm niên nhà giáo từ khi nào ? Tôi xin cảm ơn !

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ – CP quy định về  điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:

“1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

2.  Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;

b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.”

Cùng với quy định tại Điều 1 thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT – BGDĐT – BNV – BTC – BLĐTBXH  hướng dẫn về đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP thì:

“1. Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

2.  Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập.

3.  Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:

a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);

b) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.”

Theo đó, nhà giáo phải đáp ứng điều kiện là có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Cụ thể là nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, … phải đáp ứng đủ những điều kiện quy định tại điều này thì sẽ được hưởng trợ cấp thâm niên,..

Tính thâm niên của giáo viên như thế nào?

Trong trường hợp của bạn, thì tháng 1 năm 2010 bạn được sở giáo dục phê duyệt hợp đồng không xác định thời hạn và có tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc. Tháng 10/2011 bạn  được tuyển dụng vào biên chế chính thức sau khi đã trải qua 12 tháng tập sự. Như vậy, với những quy định trên đây thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thâm niên vào tháng 10/2017 vì tháng 10/2011 bạn mới vào biên chế.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào Khoản 3 Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ – CP quy định về thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên thì:

“a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;

b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.”

Và căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP thì:

“1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;

b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);

……

đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.”

Theo như điểm a Khoản 3 Điều 2 nghị định 54/2011 thì thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên và theo như điểm a khoản 1 Điều 2 của thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT – BGDDT – BNV – BTC – BLĐTBXH và theo như trường hợp của bạn thì câu trả lời của lãnh đạo bạn là chưa chính xác vì chúng tôi thấy rằng bạn đã có thời gian làm hợp đồng lần đầu là hợp đồng xác định thời hạn rồi, và đến tháng 1/2010 bạn được ký hợp đồng không xác định thời hạn và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo như quy định vừa rồi, thì pháp luật chỉ có quy định: Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu là sẽ không tính hưởng phụ cấp thâm niên mà không quy định thêm việc bạn đã tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc hay chưa có được tính không, do đó vì điều này không cấm nên khi áp dụng điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT – BGDDT – BNV – BTC – BLĐTBXH thì sẽ bao gồm cả thời gian bạn tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc nên chúng tôi cho rằng đến tháng 1/2016 bạn sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên chứ không phải là tháng 10/2017 mới được hưởng.

Tóm lại, căn cứ vào các quy định trên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thâm niên vào tháng 1/2016 vì tính cả khoảng thời gian bạn tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc (từ 1/2010 đến tháng 10/2011 là được 1 năm 9 tháng –  tức 21 tháng), sau khi đã trừ thời gian tập sự 12 tháng thì bạn sẽ đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thâm niên vào tháng 1/2016.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi