Trang chủ Thuyết trình về quy luật mâu thuẫn
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 28777 Lượt xem

Thuyết trình về quy luật mâu thuẫn

Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khằng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong.

Trong phép biện chứng thì vấn đề về quy luật mâu thuẫn là một quan niệm thuộc một trong ba quy luật cơ bản triết học Mác – Lênin. Vậy khi thuyết trình về quy luật mâu thuẫn chúng ta cần lưu ý điều gì? ý nghĩa của phương pháp luận quy luật mâu thuẫn ra sao? Mời quý vị tham khảo bài sau đây của Luật Hoàng Phi để có thể nắm rõ hơn về vấn đề trên.

Quy luật mâu thuẫn là gì?

Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khằng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

Nội dung của quy luật mâu thuẫn

Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đụng những khuynh hướng, mặt đối lập, từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng. Sự thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bưởi cái mới.

– Các khái niệm về mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, thống nhất, đấu tranh

+ Mặt đối lập: Mạt đối lập là những mặt mà có những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy định mà có khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã hội.

Ví dụ:

Trong mỗi con người đều có mặt đối lập theo tự nhiên như hoạt động ăn và hoạt động bài tiết.

Đối với sinh vật sẽ có mặt đồng hóa và dị hóa, đối lập nhau.

+ Mâu thuẫn biện chứng: Mâu thuẫn biện chứng là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện chứng được tồn tại một cách khách quan, phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên. Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức.

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập:

Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau của các mạt đối lập, tự tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề.

Sự thống nhất đó tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Khi ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng có biểu hiện tác động ngang nhau, đó chỉ là trạng thái vận động khi có sự diễn ra căn bằng.

+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập

Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lợi với nhau theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.

Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất.

– Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển

+ Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau mặt đối lập

Trong đó, hai xu hướng này tạo ra loại mâu thuẫn đặc biệt, từ đó mâu thuẫn biện chứng bao gồm sự thống nhất và sự đấu tranh của mặt đối lập.

Trong quá trình phát triền và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không tách rời nhau.

+ Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển.

Khi bắt đầu xuất hiện thì mâu thuẫn chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Tuy nhiên theo khuynh hướng trái ngược nhau thì sự khác nhau này càng lớn lên và rộng dẫn ra đến khi nào trở thành đối lập.

Khi hai mặt đối lập có sự xung đột gay gắt, đủ điều kiện thì sẽ tự chuyển hóa lẫn nhau và từ đó mâu thuận được giải quyết. Nhờ sự giải quyết theo hướng này mà thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ hay sự vật mới thay cho sự vật cũ bị mất đi.

+ Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập.

Ta đã thấy rằng khi có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ có đấu tranh, đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập thì không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng.

Sự vận động, phát triển là sự thống nhất trong tính ổn định và tính thay đổi, đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập quy định về tính thay đổi và tính ổn định sự vật. Do đó, mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển và vận động.

– Phân loại mâu thuẫn

+ Nếu dựa vào quan hệ của sự vật được xem xét, mâu thuẫn sẽ được phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

+ Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật thì mâu thuẫn được chia làm mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

+ Dựa vào vai trò mâu thuẫn của sự tồn tại, phát triển sự vật ở 1 giai đoạn nhất định thì mâu thuẫn phân loại là mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu.

+ Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích, mâu thuẫn chia làm mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn

– Để nhận thức được ban chất của sự vật hoặc tìm ra phương hướng, giải pháp cho hoạt động thực tiễn cần phải nghiên cứu mâu thuẫn sự vật.

– Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thực, hoạt động thực tiễn.

Bởi mâu thuận là động lực và cùng là nguồn gốc của sự vận động, phát triển, có tính khách quan phổ biến.

Ví dụ về mâu thuẫn

Ví dụ: Trong hoạt động bài tiết thì con người có hai hoạt động đối lập nhau: hoạt động ăn, hoạt động bài tiết. Mặc dù chúng đối lập nhau nhưng lại không thể tách rời nhau và phụ thuộc vào nhau, từ đó cho thất hai hoạt động này có sự thống nhất với nhau.

Câu hỏi về quy luật mâu thuẫn

Xung quanh quy luật mâu thuẫn, có nhiều câu hỏi đặt ra. Chúng tôi xin chia sẻ về một trong số đó tới Quý độc giả:

Câu hỏi:

Tại sao trong mâu thuẫn, hai mặt đối lập lại phải vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau?

Trả lời:

Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân; giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển; sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng là tự thân. Quá trình từ khác nhau, thống nhất qua mâu thuẫn đến đấu tranh giữa các mặt đối lập mà kết quả là mâu thuẫn giữa chúng được giải quyết; xuất hiện sự thống nhất mới cùng với sự hình thành mâu thuẫn mới trong một sự vật, hiện tượng ở dạng thống nhất thường trải qua ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thuyết trình về quy luật mâu thuẫn, ý nghĩa của phương pháp luận quy luật mâu thuẫn.

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (216 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi