Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục thế chấp nhà hình thành trong tương lai
  • Thứ hai, 25/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 843 Lượt xem

Thủ tục thế chấp nhà hình thành trong tương lai

Vợ chồng tôi mua một căn nhà trong dự án khu đô thịchưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vợ chồng tôi có thể thế chấp ngôi nhà đó không và nếu có thì cần thủ tục gì?

 

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi cách đây 1 năm mua một căn nhà liền kề nằm trong dự án khu đô thị ở Hà Đông, thủ tục mua bán nhà đã hoàn tất nhưng khu đô thị đó chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn nhà đó mới chỉ được chủ thầu xây dựng xong phần thô tuy nhiên vợ chồng tôi chưa có nhu cầu ở nên chưa tiến hành hoàn thiện căn nhà. Hiện chồng tôi đang cần tiền để đầu tư làm ăn thì vợ chồng tôi có thể thế chấp ngôi nhà đó không? Nếu có thì vợ chồng tôi cần làm thủ tục gì để thế chấp ngôi nhà đó?

Trả lời:

Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điều 5 Thông tư 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT về loại nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp như sau:

“Nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp để vay vốn theo quy định tại Thông tư này bao gồm nhà ở thương mại và nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở, cụ thể là:

1.Căn hộ chung cư được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

2.Nhà ở riêng lẻ (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề) được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở.”

Ngoài ra, Thông tư 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT cũng quy định về điều kiện nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp quy định tại điều 6 như sau:

“Nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp tại tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện sau đây:

1.Đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng nhà ở, đã hoàn thành thủ tục mua bán và có hợp đồng mua bán ký kết với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc nhà ở đã được bàn giao cho người mua nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;

2.Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà ở đã được bàn giao cho người mua nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;

3.Thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà dự án này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc đã có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì ngôi nhà của vợ chồng bạn có thể thế chấp ngôi nhà đó. Hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để vay vốn tại các tổ chức tín dụng bao gồm các giấy tờ được quy định tại điều 7 Thông tư 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT như sau:

Hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để vay vốn tại tổ chức tín dụng bao gồm các giấy tờ sau đây:

“1.Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đang trong quá trình xây dựng thì hồ sơ thế chấp gồm có:

a) Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phù hợp quy định của pháp luật về nhà ở(01 bản gốc); các biên lai, hóa đơn thu tiền của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản(01 bản gốc, nếu có). Trường hợp nhà ở hình thành trong tương lai do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mua của chủ đầu tư để bán lại cho khách hàng thì phải có thêm hợp đồng mua bán được ký kết giữa chủ đầu tư với doanh nghiệp này (01 bản sao có chứng thực). Trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì phải có thêm bản gốc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;

b) Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Giấy xác nhận giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản hoặc có tên trong danh sách được Sở Xây dựng nơi có dự án nhà ở xác nhận thuộc diện phân chia tối đa không quá 20% sản phẩm nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở nếu là nhà ở thương mại(01 bản gốc);

2.Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đã được bàn giao thì hồ sơ thế chấp gồm có:

a) Các loại giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, d và Điểm đ Khoản 1 Điều này;

b) Biên bản bàn giao nhà ở được ký kết giữa doanh nghiệp kinh doanh bất động sản với bên thế chấp(01 bản gốc).

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên thì bạn và đại diện tổ chức tín dụng sẽ tiến hành công chứng hợp đồng thế chấp tại văn phòng công chứng theo quy định tại chương II Thông tư 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi