Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Thủ tục thay đổi CMND sang thẻ căn cước trên sổ bảo hiểm
  • Thứ tư, 23/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2055 Lượt xem

Thủ tục thay đổi CMND sang thẻ căn cước trên sổ bảo hiểm

Khi người lao động thay đổi từ chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân hoặc thay đổi thông tin trên các loại thẻ này đều không phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Hiện nay theo quy định hiện hành nhà nước không còn cấp chứng minh thư nhân dân cho công dân nữa thay vào đó sẽ cấp thẻ căn cước công dân mới cho các công dân. Như vậy,khi làm lại căn cước công dân mới thì các thông tin trong sổ bảo hiểm không trùng khớp với thẻ căn cước công dân mới. Nhiều người cho rằng, việc đổi căn cước công dân thế sẽ gây khó khăn trong quá trình rút bảo hiểm. Cho nên việc cần làm là đổi thông tin căn cước công dân trên sổ bảo hiểm. Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý độc giả Thủ tục thay đổi CMND sang thẻ căn cước trên sổ bảo hiểm thông qua bài viết dưới đây:

Đổi Căn cước công dân có phải đổi sổ bảo hiểm xã hội?

Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội như sau:

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng;

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.

Với quy định này, có thể thấy, không ghi nhận trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân.

Trước quyết định 595/QĐ-BHXH thì Công văn 3835/BHXH-CST do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ bảo hiểm xã hội và chứng minh nhân dân có nêu:

Nếu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thay đổi các nội dung như số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 2 Công văn số 102/BHXH-THU quy định về điều chỉnh thông tin cá nhân như sau:

2. Điều chỉnh thông tin cá nhân:

– Khi phát hiện sai lệch thông tin cá nhân như: thông tin về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính) hoặc thông tin khác (số, ngày và nơi cấp chứng minh, địa chỉ thường trú) thì lập hồ sơ để điều chỉnh, bổ sung.

Như vậy, khi người lao động thay đổi từ chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân hoặc thay đổi thông tin trên các loại thẻ này đều không phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, số Chứng minh nhân dân hay số Căn cước công dân là một trong những tiêu thức quan trọng để quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, người lao động nên điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội của mình bằng cách lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) để cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật trong cơ sở dữ liệu.

Nội dung tiếp theo sau đây sẽ hướng dẫn về Thủ tục thay đổi CMND sang thẻ căn cước trên sổ bảo hiểm.

Thủ tục thay đổi thẻ căn cước công dân trên sổ bảo hiểm xã hội

Theo khoản 2 Điều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH hướng dẫn cấp lại sổ BHXH do điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội (bao gồm: Họ, tên, chữ đệm; ngày/tháng/năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc)

– Trường hợp người lao động tự kê khai hồ sơ:     

+ Sổ bảo hiểm xã hội

+ Mẫu TK1-TS tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội

+ Giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin cá nhân sai (giấy khai sinh/chứng minh thư nhân dân/….)

+ Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao)…. Giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm.

– Trường hợp đơn vị kê khai hồ sơ:

+ Sổ bảo hiểm xã hội hiện tại bạn đang sử dụng

+ Mẫu TK1-TS tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội

+ Mẫu D01-TS (Đối với trường hợp đơn vị làm hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội)

+ Giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin cá nhân sai (giấy khai sinh/chứng minh thư nhân dân/….).

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ nộp:

+ Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội: hồ sơ nộp tại nơi người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội.

+ Đối với người lao động đã nghỉ việc: hồ sơ nộp tại nơi cuối cùng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc.

Thời hạn giải quyết: 

+ Người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc và thời gian giải quyết không quá:

+ 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ.

+ 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội

+ 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.

Đổi CMND sang thẻ căn cước trên VSSID

Để thay đổi từ số CMND sang CCCD trên hệ thống VssID bạn làm theo các bước sau:

Bước1: Truy cập vào địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/, chọn “Đăng nhập” điền các thông tin theo.

Bước 2: Khi Đăng nhập thành công thì nhìn lên phía trên chọn vào Thông tin tài khoản để thay đổi số CMTND/ CCCD.

Bước 3: Tại phần quản lý thông tin, bạn có thể dễ dàngchỉnh sửasố CMTND/ CCCD.

Khi hoàn tất việc thay đổi thông tin thì bạn sẽ nhận được thông báo là bạn phải đến cơ quan BHXH gần nhất để xác nhận và hoàn tất việc thay đổi thông tin.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hoàng Phi về Thủ tục thay đổi CMND sang thẻ căn cước trên sổ bảo hiểm. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích quý độc giả trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về mặt pháp lý mong quý độc giả đặt câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp những vướng mắc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi