Thủ tục rút đơn đăng ký nhãn hiệu nhanh nhất 2025
Rút đơn đăng ký nhãn hiệu là một trong những thủ tục được chủ đơn đăng ký hoặc tổ chức được chủ đơn đăng ký ủy quyền nộp văn bản tại Cục Sở hữu trí tuệ để yêu cầu rút đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp.
Trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, vì lý do nào đó mà người nộp đơn không còn nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu mình đã đăng ký, khi đó người nộp đơn có thể tiến hành thủ tục rút đơn đăng ký nhãn hiệu để chấm dứt việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đó.
Vậy làm thế nào để có thể rút đơn đăng ký nhãn hiệu? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp Qúy khách hàng hiểu rõ vấn đề này.
Rút đơn đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đơn đăng ký nhãn hiệu là hồ sơ mà người nộp đơn (chủ đơn) nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) khi muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thẩm định chủ đơn không có nhu cầu bảo hộ này nữa thì thủ tục Rút đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ cần được thực hiện để chấm dứt việc thẩm định đơn tại Cục.
>>>>> Tham khảo thêm: Thủ tục sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời điểm và thủ tục rút đơn đăng ký nhãn hiệu?
Theo quy định tại Điều 116 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu có quy định như sau:
“1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Người nộp đơn có quyền tuyên bố rút đơn đăng ký SHCN bằng văn bản do chính mình đứng tên. Hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại diện SHCN nếu giấy ủy quyền có nêu rõ việc ủy quyền rút đơn.
2. Từ thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt. Các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành được hoàn trả theo yêu cầu của người nộp đơn.
3. Mọi đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã rút hoặc bị coi là đã rút nếu chưa công bố và mọi đơn đăng ký nhãn hiệu đã rút đều được coi là chưa từng được nộp. Trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên trước thời điểm đơn đăng ký nhãn hiệu được cấp hoặc bị từ chối cấp Giấy chứng nhận, chủ đơn có quyền yêu cầu rút đơn.
Chủ đơn có thể trực tiếp xin rút đơn bằng văn bản do chính mình đứng tên hoặc thông qua tổ chức/cá nhân là đại diện sở hữu công nghiệp. Trường hợp nộp thông qua Đại diện, giấy uỷ quyền phải nêu rõ việc uỷ quyền rút đơn.
Quy trình thẩm định và kết quả của việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi văn bản yêu cầu rút đơn được nộp, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét, thẩm định và ra Quyết định về việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu:
– Trường hợp có căn cứ khẳng định về tính hợp pháp của yêu cầu rút đơn, thẩm định viên ra Quyết định về việc chấp nhận yêu cầu rút đơn. Khi đó, các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký sẽ bị chấm dứt hoàn toàn.
– Trường hợp có căn cứ khẳng định việc yêu cầu rút đơn không hợp pháp, thẩm định viên sẽ ra Thông báo từ chối về việc rút đơn của chủ đơn, trong đó nêu rõ lý do Cục Sở hữu trí tuệ không chấp nhận rút đơn đăng ký nhãn hiệu. Khi nhận được thông báo này, tùy vào nội dung từ chối, chủ đơn phải làm công văn trả lời Cục Sở hữu trí tuệ để khắc phục những thiếu sót. Nếu khắc phục được những thiếu sót đó, chủ đơn sẽ nhận được Quyết định chấp nhận yêu cầu rút đơn.
Từ thời điểm Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận việc rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt; các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành được hoàn trả theo yêu cầu của người nộp đơn.
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục rút đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định: Thông thường, kể từ ngày nộp văn bản yêu cầu rút đơn, khoảng 01-02 tháng chủ đơn sẽ nhận được thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ.
Phí, lệ phí cho việc rút đơn: chủ đơn không mất phí cho việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trong văn bản yêu cầu rút đơn, chủ đơn cần ghi rõ thông tin đơn của mình như: Số đơn; ngày nộp đơn; nhóm hàng hóa /dịch vụ; thông tin chủ đơn (Tên; địa chỉ; email, số điện thoại); nội dung cụ thể về việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trường hợp văn bản rút đơn có sai sót và chủ đơn không khắc phục thiếu sót đó trong đúng thời hạn yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ, việc rút đơn sẽ bị từ chối chấp nhận.
Trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đã có dự định cấp bằng bảo hộ mà chủ đơn muốn rút đơn, thì ngoài việc làm văn bản rút đơn như trên, nếu chủ đơn không nộp lệ phí cấp bằng theo quy định thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ tự động bị từ chối bảo hộ.
>>>> Tham khảo: Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
Dịch vụ rút đơn đăng ký nhãn hiệu tại Luật Hoàng Phi
Luật Hoàng Phi là tổ chức đại diện được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận, do đó, chúng tôi có đầy đủ quyền hạn trong việc đại diện cho chủ đơn tiến hành thủ tục rút đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trong quá trình cung cấp dịch vụ rút đơn đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:
– Tư vấn thủ tục rút đơn đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;
– Tư vấn về tài liệu, hồ sơ cần chuẩn bị khi tiến rút đơn đăng ký;
– Tư vấn về hậu quả pháp lý của việc rút đơn nhãn hiệu cho khách hàng;
– Soạn thảo hồ sơ, ký và nộp hồ sơ rút đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT;
– Tư vấn các vấn đề tiếp theo (nếu có) theo yêu cầu của khách hàng;
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về thủ tục rút đơn đăng ký nhãn hiệu, để được tư vấn và thực hiện thủ tục nhanh nhất, hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi.
– Hotline: 0981.378.999 – 0981.059.868
– Email: lienhe@luathoangphi.vn
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu trà bí đao
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ mạng xã hội
Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ mạng xã hội sẽ nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian nếu ủy quyền cho Luật Hoàng Phi thực...

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho quán ăn
Đăng ký thương hiệu cho quán ănlà thủ tục do cá nhân, tổ chức thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu cho dịch vụ ăn uống, văn bằng này chính là giấy chứng nhận đăng ký thương...

Đăng ký thương hiệu cho lạp xưởng
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm lạp xưởng giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng thương hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh...

Đăng ký nhãn hiệu cho thuốc diện côn trùng
Đăng ký nhãn hiệu cho thuốc diệt côn trùng là thủ tục pháp lý nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ứng với sản phẩm thuốc diệt côn trùng, được cá nhân, tổ chức thực hiện bằng cách nộp hồ sơ hay đơn đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm...
Xem thêm