Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu nhanh nhất 2024
  • Chủ nhật, 03/03/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 4509 Lượt xem

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu nhanh nhất 2024

Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cũ sẽ tiến hành thủ tục tại Cục sở hữu trí tuệ để chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới.

Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ của con người được pháp luật bảo hộ thông qua đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ. Trong quá trình hoạt động và tạo lập thương hiệu có thể vì một lý do nào đó chủ sở hữu nhãn hiệu muốn chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác. 

Trong bài viết này, Công ty Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu.

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Chuyển nhượng nhãn hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới.

Lưu ý: Mặc dù chuyển nhượng nhãn hiệu thể hiện ý chí của hai bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu vẫn chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu?

Để có thể chuyển nhượng nhãn hiệu, hai bên nhận và chuyển cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

– Ngoài ra, một điều rất quan trọng đó là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Như vậy, việc chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được thực hiện qua hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Những vấn đề liên quan tới hợp đồng chuyển nhượng sẽ được đề cập ở phần tiếp theo của bài viết thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu.

Trường hợp nào nhãn hiệu bị hạn chế chuyển nhượng?

Luật Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cần biết:

– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu năm 2024 gồm những gì?

Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục phải chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những tài liệu sau đây:

– Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu (theo mẫu);

– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;

– Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những gì?

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng.

Thời điểm hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, bên nhận chuyển nhượng sẽ chính thức trở thành chủ sở hữu của nhãn hiệu đó.

Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

– Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng

– Căn cứ chuyển nhượng

– Giá chuyển nhượng

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

Ngoài những nội dung cơ bản được đề cập trên đây, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.

Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong điều 148 Luật sở hữu trí tuệ.

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Theo quy định trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu) chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Hướng dẫn Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào?

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Hai bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hai bên nhận và chuyển sẽ thỏa thuận về việc ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu trước khi soạn thảo và ký kết hợp đồng

Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ

Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ theo các đầu mục được liệt kê như trên, đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục SHTT

Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ:

– Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức.

– Tiến hành ghi nhận và văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

– Cuối cùng là công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu còn thiếu sót Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

– Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng; và:

– Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới

Cục sở hữu trí tuệ sẽ ghi nhận thông tin chủ sở hữu mới trên giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới

Chi phí (lệ phí) chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ bao gồm những khoản chi phí sau đây:

– 120.000 Đồng (Phí công bố Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu)

– 230.000 Đồng (Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu (mỗi đối tượng):)

– 120.000 Đồng (Phí đăng bạ Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu)

 – 550.000 Đồng (Phí thẩm định đơn (mỗi đối tượng): 550.000 đồng (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận))

– 600.000 Đồng (Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết (mỗi đối tượng):

Lưu ý: Chi phí nêu trên là lệ phí nộp cho cơ quan đăng ký là Cục sở hữu trí tuệ. Chi phí này KHÔNG bao gồm phí dịch vụ (trường hợp sử dụng dịch vụ) của công ty tư vấn.

Dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu của Công ty Luật Hoàng Phi

Chúng tôi cung cấp dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Trong quá trình chuyển nhượng nhãn hiệu, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:

– Tư vấn điều kiện chuyển nhượng cho khách hàng tham khảo;

– Tư vấn nội dung hợp đồng chuyển nhãn hiệu và xây dựng hợp đồng khung cho khách hàng;

– Thay mặt Soạn hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu;

– Nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, theo dõi hồ sơ cho đến khi ra kết quả cuối cùng;

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã ghi nhận chủ sở hữu mới và bàn giao cho khách hàng.

Trên đây, Công ty Luật Hoàng Phi đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất về thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.

Mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và cách điền tờ khai chuyển nhượng nhãn hiệu

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2022/05/To-khai-chuyen-nhuong-nhan-hieu.doc”]

Hỏi đáp nhanh thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu?

Thời gian chuyển nhượng nhãn hiệu?

Thời gian chuyển nhượng nhãn hiệu được tính từ ngày hồ sơ chuyển nhượng được nộp và chấp nhận hợp lệ từ 6-8 tháng.

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cục sở hữu trí tuệ sẽ ra công văn yêu cầu chủ thể chuyển nhượng cần bổ sung và khoảng thời gian này có thể kéo dài thêm 1-2 tháng phụ thuộc vào việc chủ thể có sớm bổ sung được hồ sơ theo yêu cầu hay không?

Nhãn hiệu chứng nhận có được chuyển nhượng không?

Nhãn hiệu chứng nhận được phép chuyển nhượng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, khi chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận, các chủ thể cần lưu ý về hồ sơ chuyển nhượng ngoài những đầu mục chúng tôi đã trình bày ở trên, cần phải có thêm:

(i) Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(ii) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Có được chuyển nhượng nhãn hiệu trùng với tên thương mại?

Theo quy định tại Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2022) về điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:

– Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó

Như vậy: Việc chuyển nhượng nhãn hiệu trùng với tên thương mại sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và sẽ bị cấm chuyển nhượng.

Trường hợp này, bên chuyển nhượng cần chủ động đổi tên thương mại trùng với tên nhãn hiệu trước khi chuyển nhượng.

Ví dụ: Tên công ty là Công ty TNHH Xây Dựng Toàn Thắng  và chủ thể đã đăng ký nhãn hiệu Toàn Thắng cho nhóm xây dựng, trước khi chuyển nhượng nhãn hiệu, công ty cần tiến hành thay đổi tên công ty trước khi chuyển nhượng.

Trước khi tiến hành chuyển nhượng nhãn hiệu, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần lưu ý gì?

Trả lời: Một số vấn đề cần lưu ý khi chuyển nhượng thương hiệu như sau:
– Nhãn hiệu chuyển nhượng không được trùng hay tương tự với các nhãn hiệu còn lại của bên chuyển nhượng. Nếu có, cần phải chuyển nhượng toàn bộ các nhãn hiệu trùng/ tương tự với nhau để tránh khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu
– Nhãn hiệu chuyển nhượng không được trùng hay tương tự với tên Thương mại của bên chuyển nhượng, để tránh khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu.

Khi chúng tôi muốn sử dụng dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu, chúng tôi sẽ liên hệ với Công ty Luật Hoàng Phi như thế nào?

Trả lời: Khi cần tư vấn hoặc cung cấp dịch vụ chuyển nhượng thương hiệu, Khách hàng hãy nhấc máy điện thoại để gọi tới số: 0961.589.688 – 0981.378.999 hoặc liên hệ với Luật Hoàng Phi theo địa chỉ sau:
Liên hệ yêu cầu Dịch vụ:  Vui lòng gọi: 04.6285 2839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)
HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686
Liên hệ ngoài giờ Hành chính:  Vui lòng gọi: 0981.378.999             Email: lienhe@luathoangphi.vn
Văn phòng Hà Nội: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Văn phòng Hồ Chí Minh: Phòng 11.12 Tầng 11, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết:
4.7/5 - (66 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Đăng ký thương hiệu cho máy bơm

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho máy bơm. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc cây trồng

Việc đăng ký thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc cây trồng đem lại nhiều lợi ích to lớn khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua thủ tục bảo hộ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi