Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục nhận lại con bị bỏ rơi như thế nào?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2377 Lượt xem

Thủ tục nhận lại con bị bỏ rơi như thế nào?

Tại mái ấm nơi tôi làm việc nơi cưu mang những trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi, có một số người muốn quay lại nhận con. Vậy trong trường hợp đó có bắt buộc phải có giấy xét ghiệm ADN giữa cha, mẹ con hay không. Nếu không tôi có thể thay thế bằng giấy tờ gì?

Câu hỏi:

Tôi hiện đang làm việc tại một mái ấm chuyên cưu mang những trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi. Có một số trường hợp sau khi bỏ con, một thời gian sau họ quay lại và muốn nhận lại con. Tôi có tìm hiểu và thấy cần có những giấy tờ sau: Tờ khai nhận con, Bản sao chứng minh nhân dân của mẹ, Bản sao giấy khai sinh của bé, Bản sao hộ khẩu của bé, Giấy tờ chứng tỏ quan hệ mẹ con (xét nghiệm ADN). Tôi muốn tìm hiểu nếu đã có đầy đủ những giấy tờ trên nhưng không có giấy xét nghiệm ADN thì họ có nhận lại con không vì phí xét nghiệm này khá là cao. Nếu không có giấy xét nghiệm ADN thì có cách nào để họ nhận lại con không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Căn cứ Điều 25 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục nhận cha mẹ con:

“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.”

Cụ thể, tại Điều 11 thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con như sau:

“Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

 Thủ tục nhận lại con bị bỏ rơi như thế nào?
Thủ tục nhận lại con bị bỏ rơi như thế nào?
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.”
Như vậy, khi thực hiện thủ tục nhận lại cha mẹ con, không bắt buộc phải có giấy xét nghiệm ADN, trong trường hợp không có giấy xét nghiệm ADN, anh có thể thay thế bằng thư từ, phim ảnh, băng đĩa, đồ dùng, vật dụng có thể chứng minh được mối quan hệ cha con, mẹ con

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi