Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động như thế nào?
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3118 Lượt xem

Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động như thế nào?

Nguyện vọng của người lao động có hay không tiến hành đình công là có tính quyết định đối với việc tổ chức cuộc đình công, vì xét cho cùng cuộc đình công là nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu yêu sách của người lao động

 

1. Khái niệm thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

– Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động.

– Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký.

– Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm:

a)   Phương án của Ban chấp hành công đoàn về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 213 của Bộ luật này;

b)   Ý kiến của người lao động đồng ý hay không đồng ý đình công.

– Thời gian, hình thức lấy ý kiến để đình công do Ban chấp hành công đoàn quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày.

Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động như thế nào?

Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động

2. Bình luận và phân tích thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Nguyện vọng của người lao động có hay không tiến hành đình công là có tính quyết định đối với việc tổ chức cuộc đình công, vì xét cho cùng cuộc đình công là nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu yêu sách của người lao động. Đồng thời, việc lấy ý kiến của tập thể lao động còn là yếu tố khẳng định tính có tổ chức, tính tập thể của cuộc đình công. Vì vậy, việc lấy ý kiến của tập thể người lao động được Bộ luật Lao động quy định tại Điều 312. Theo quy định nêu trên cần lưu ý mấy điểm:

– Chủ thể lấy ý kiến để thỏa mãn quy định “ý kiến của tập thể lao động” tùy thuộc quy mô của đơn vị sử dụng lao động:

+ (1) Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất;

+ (2) Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động. Trong trường hợp này, việc lấy ý kiến của ai phụ thuộc vào quyết định của người tổ chức, lãnh đạo đình công. Nó buộc người tổ chức, lãnh đạo phải cân nhắc, vì số lượng người tán thành đình công sẽ có vai trò quyết định thành công của cuộc đình công.

– Hình thức lấy ý kiến có thể thông qua việc lấy “chữ ký” hoặc “bằng phiếu”, nói chung tất cả các hình thức đều có tính trực tiếp. Trước đây, Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2006) quy định khá chi tiết về việc lấy ý kiến của tập thể lao động ở các doanh nghiệp có quy mô lao động khác nhau. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động năm 2012 không kế thừa quy định đó.

– Nội dung lấy ý kiến gồm hai nhóm vấn đề:

+ (1) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; Phạm vi tiến hành đình công; Yêu cầu của tập thể lao động (về quyền, lợi ích);

+ (2) Ý kiến của người lao động đồng ý hay không đồng ý đình công, về điểm này cần phải làm rõ trách nhiệm của người đại diện là phải phản ánh đúng đắn, đầy đủ ý nguyện của người lao động trong trường hợp không lấy ý kiến của toàn thể người lao động. Bộ luật Lao động chưa quy định cách thức để khẳng định tính chân thực của ý chí người đại diện (Ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng tổ sản xuất) liệu có phản ánh đúng “nhu cầu” đình công của người lao động hay không. Giả định rằng, việc bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký của những người đại diện theo Điều 212 là hợp lệ, nhưng khi tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì người lao động có văn bản khẳng định họ không muốn đình công thì xử lý như thế nào?

– Ban chấp hành công đoàn được quyền quyết định về thời điểm thời gian và hình thức lấy ý kiến của tập thể lao động nhưng “phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày”.

Sở dĩ Bộ luật quy định như vậy là để tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có thông tin, tránh bị động trong điều hành sản xuất kinh doanh, vì việc tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động có thể phức tạp, mất nhiều thời gian mới hoàn thành.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi