Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục làm sổ đỏ
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 970 Lượt xem

Thủ tục làm sổ đỏ

Tôi vừa mới mua nhà của người khác sau đó làm lại sổ đỏ mới tên tôi. Ở chỗ làm sổ đỏ không cho tôi lấy sổ đỏ mới buộc người chủ nhà cũ phải trả tiền hết cho ngân hàng chính sách tôi mới lấy sổ đỏ được xin hỏi chỗ làm sổ đỏ và ngân hàng chính sách làm như vậy có đúng không? Luật sư tư vấn giúp.

Câu hỏi:

Tôi vừa mới mua nhà của người khác, khi đem giấy tờ, sổ đỏ về làm lại sổ đỏ mới tên tôi. Ở chỗ làm sổ đỏ theo cơ chế 1 cửa hẹn 1 tháng sau đến lấy sổ đỏ mới, nhưng khi đến lấy thì không lấy được vì người chủ nhà cũ đang nợ ngân hàng chính sách tiền, nên ngân hàng chính sách gửi công văn về chỗ làm sổ đỏ không cho tôi lấy sổ đỏ mới. Buộc người chủ nhà cũ phải trả tiền hết cho ngân hàng chính sách tôi mới lấy sổ đỏ được, theo như tôi biết thì khi vay ngân hàng chính sách, người chủ cũ không cầm cố sổ đỏ cho ngân hàng, xin hỏi chỗ làm sổ đỏ và ngân hàng chính sách làm như vậy có đúng không?

Trả lời:

Cảm ơn anh/chị đã gửi thông tin tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi của chúng tôi, với trường hợp của anh/chị chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

Theo như anh trình bày, có thể hiểu chủ cũ của ngôi nhà trên có vay vốn của ngân hàng chính sách bằng hợp đồng vay tài sản. Đến nay đã quá thời hạn vay mà chủ sử dụng đất vẫn chưa trả hết nợ. Hành vi này đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ quy định trong hợp đồng vay tài sản, xâm phạm đến quyền nhận lại tài sản cho vay và hưởng lãi suất của Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng chính sách có quyền sử dụng một số biện pháp cần thiết và hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của mình. Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Dân sự năm 2005:

Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

a) Công nhận quyền dân sự của mình;

b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;

c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

đ) Buộc bồi thường thiệt hại.”

Do vậy, mặc dù người vay tài sản không thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng nhưng trong trường hợp có căn cứ chứng minh rằng người vay tài sản có hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhằm mục đích tẩu tán, thay đổi hiện trạng tài sản để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ thì Ngân hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp để ngăn chặn hành vi trên, ví dụ: yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, yêu cầu người vay tài sản thực hiện nghĩa vụ trả nợ …

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất chỉ được thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Do trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng, Văn phòng đăng ký nhà đất nhận được công văn của Ngân hàng chính sách, nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải tạm dừng để làm rõ tranh chấp, vướng mắc.

Là bên nhận chuyển nhượng, và là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, anh chị có thể yêu cầu Phòng Tài nguyên và  môi trường cấp huyện và Ngân hàng chính sách làm rõ lý do tạm dừng việc sang tên nhà đất của anh chị. Trong trường hợp việc yêu cầu tạm dừng của Ngân hàng chính sách là không có căn cứ, không phù hợp với quy định của pháp luật thì anh chị có thể yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thực hiện việc sang tên cho anh chị. Trường hợp việc yêu cầu tạm dừng của Ngân hàng là có căn cứ thì anh chị cần yêu cầu Bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ trả nợ để việc chuyển nhượng được tiếp tục tiến hành. Nếu Bên chuyển nhượng vẫn cố tình không trả nợ dẫn đến việc sang tên không thể thực hiện thì anh chị có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh/chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi