Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận lại phần di sản thừa kế
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 849 Lượt xem

Thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận lại phần di sản thừa kế

A, B, C là ba anh em, trong đó A và B đều đang định cư ở nước ngoài. Ngày 01-01-1991, cha mẹ họ đều đã mất, ba anh em đả thỏa thuận ủy quyền cho C quản lý và sử dụng căn nhà. Nay, A và B trở về Việt Nam họ muốn nhận lại giá trị phần di sản thừa kế mà mình được hưởng. Vậy, họ phải thực hiện thủ tục gì?

 

Câu hỏi:

A, B, C là ba anh em, trong đó A và B đều đang định cư ở nước ngoài. Ngày 01-01-1991, cha mẹ họ đều đã mất, ba anh em đả thỏa thuận ủy quyền cho C quản lý và sử dụng căn nhà đợi A và B về sẽ chia thừa kế. Đến ngày 10-11-2005, C bán căn nhà là di sản thừa kế của cha mẹ. Giá trị phần thừa kế của A và B được gửi vào Kho bạc Nhà nước. Nay, A và B trở về Việt Nam họ muốn nhận lại giá trị phần di sản thừa kế mà mình được hưởng. Vậy, họ phải thực hiện thủ tục gì?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận lại phần di sản thừa kế

Thủ tục nhận di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 23 Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH ngày 27-7-2006 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia, đổi với những trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực (01-9-2006), nhà ở đã được bán và có đồng thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng phần giả trị nhà ở này mà số tiền đang được gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng của Việt Nam thì quyền của người thừa kế ở nước ngoài được giải quyết như sau:

–   Nếu trở về Việt Nam, người thừa kế ở nước ngoài có quyền trực tiếp làm thủ tục nhận tiền tại kho bạc, ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp này, người thừa kế xuất trình giấy tờ sau đây chứng minh được hưởng thừa kế:

a)   Văn bản thoả thuận chia thừa kế hoặc trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

b)   Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài hợp lệ. Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu nước ngoài thì phải kèm theo giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân.

Trong trường hợp không về được Việt Nam để trực tiếp làm thủ tục để nhận giá trị phần thừa kế, người thừa kế ở nước ngoài có quyền ủy quyền cho người khác nhận thay mình. Trong trường hợp này, người ủy quyền phải có văn bản ủy quyền có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước người ủy quyền định cư.

Như vậy trong trường hợp trên, nếu A và B trở về Việt Nam, thì họ có thể trực tiếp làm thủ tục nhận tiền tương ứng với giá trị phần di sản thừa kế mà họ được hưởng tại kho bạc, ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi