Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục đăng ký nhận cha khi cha đã chết
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5193 Lượt xem

Thủ tục đăng ký nhận cha khi cha đã chết

Bạn tôi anh A là con ngoài giá thú của ông B. Do mâu thuẫn giữa cha và mẹ đẻ nên mẹ anh A giấu thông tin, không cho anh A biết bố mình là ai. Tháng 5/2015 ông B qua đời, trước khi qua đời ông có bày tỏ nguyện vọng được nhận anh A là con của mình. Vậy giờ anh A muốn đăng ký nhận cha (khi ông B đã chết) có được không? thủ tục như thế nào? cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết và anh A cũng muốn ghi thêm tên ông B vào trong giấy khai sinh của anh thì làm như thế nào?

Câu hỏi:

Tôi Trần Văn Minh, tôi có câu hỏi xin nhờ Luật sư tư vấn giúp bạn tôi: bạn tôi anh A 24 tuổi, cư trú tại Thái Nguyên là con ngoài giá thú của ông B, cư trú tại Hòa Bình. Do mâu thuẫn giữa cha và mẹ đẻ nên mẹ anh A giấu thông tin, không cho anh A biết bố mình là ai. Tháng 5/2015 do bị ốm nặng nên ông B qua đời, trước khi qua đời ông có  bày tỏ nguyện vọng được nhận anh A là con của mình. Vậy xin hỏi, giờ bạn tôi là anh A muốn đăng ký nhận cha (khi ông B đã chết) có được không? nếu được thì thủ tục như thế nào? cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết và anh A cũng muốn ghi thêm tên ông B vào trong giấy khai sinh của anh thì làm như thế nào? Cám ơn Luật sư rất nhiều ạ!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

-Về việc đăng ký nhận cha.

Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ như sau:

1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.”

Theo như quy định trên thì ngay cả trường hợp cha đã chết thì con vẫn có quyền nhận cha. Tuy nhiên, về việc giải quyết đăng ký nhận cha cho anh A theo thủ tục đăng ký và quản lý hộ tịch chỉ được thực hiện nếu không có tranh chấp liên quan đến việc nhận ông B là cha. Do bạn không nói rõ hiện có tranh chấp về việc nhận ông B là cha hay không nên chúng tôi chia thành hai trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp thứ nhất:

Nếu không có tranh chấp liên quan đến việc nhận ông B là cha thì anh A (24 tuổi) là người đã thành niên vẫn có quyền đăng ký nhận ông B là cha tại Ủy ban nhân dân xã  (nơi ông B cư trú). Về hồ sơ và thủ tục đăng ký nhận cha được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch,

Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con

(…)

2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;

c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.

Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.”

Ngoài ra, anh A còn có thể yêu cầu những người đã chứng kiến việc ông B bày tỏ nguyện vọng nhận anh A làm còn trước khi chết có văn bản làm chứng để Ủy ban nhân dân xã củng cố chứng cứ làm cơ sở giải quyết.

Trường hợp thứ hai:

Nếu có tranh chấp phát sinh trong việc nhận cha thì bạn cần làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đang có tranh chấp với bạn về việc xác nhận ông B là cha. Đơn khởi kiện cần các nội dung chính quy định tại khoản 4 điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.”

Kèm theo đơn khởi kiện, bạn cần kèm theo các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan như giấy chứng tử của ông B, xác nhận của những người làm chứng việc ông B bày tỏ nguyện vọng muốn nhận anh A trước khi chết như đã nói ở trên, xác nhận của những người khác biết về sự việc này ( chẳng hạn như mẹ anh A) hoặc cần thiết thì cung cấp thêm cả phiếu xét nghiệm ADN…

Như vậy, anh A vẫn có quyền nhận ông B là cha kể cả khi ông B đã chết, về trình tự thủ tục thì còn tùy thuộc vào việc có tranh chấp về việc nhận ông B là cha hay không? Nếu không có tranh chấp thì thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha mẹ như bình thường quy định tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, còn nếu có tranh chấp thì thực hiện thủ tục khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

-Về việc anh A cũng muốn ghi thêm tên ông B vào trong giấy khai sinh của mình

Sau khi ủy ban nhân dân xã nơi ông B cư trú đăng ký việc anh A nhận cha và ra quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ con thì anh A cần mang Quyết định đó cùng với bản chính giấy khai sinh của mình đến Ủy ban nhân dân xã nơi đã đăng ký khai sinh cho anh để làm thủ tục bổ sung hộ tịch.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi