Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị trùng có được hưởng bảo hiểm một lần không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3052 Lượt xem

Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị trùng có được hưởng bảo hiểm một lần không?

Tôi đóng bảo hiểm xã hội cùng một thời gian tại cả hai công ty này. Vậy việc trường hợp của tôi thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị trùng có được hưởng BHXH một lần không? Và làm như thế nào để hưởng BHXH 1 lần?

 

Câu hỏi:

Xin chào văn phòng Luật Hoàng Phi. Tôi có một câu hỏi muốn được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi tên là Mai Quốc Hoàn đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nôi. Thời gian vừa qua, tôi đồng thời làm ở hai công ty khác nhau trên địa bàn Hà Nội và cùng đóng bảo hiểm xã hội cùng một thời gian tại cả hai công ty này. Vậy việc trường hợp của tôi thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị trùng có được hưởng BHXH một lần không? Và làm như thế nào để hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần?

Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi về “Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị trùng có được hưởng BHXH một lần không?”, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị trùng có được hưởng bảo hiểm một lần không?

Thời gian tham gia bảo hiểm bị trùng có được hưởng bảo hiểm một lần không?

Theo quy định tại khoản 6 Mục I Công văn số 3663/BHXH-THU quy định về việc hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến gộp sổ bảo hiểm xã hội của người lao động có nhiều sổ như sau:

“NLĐ có quá trình tham gia BHXH trùng nhau thì phải giảm quá trình trùng tương ứng, kể cả sổ có thời gian chưa hưởng chế độ mà trùng với sổ có thời gian đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp cũng phải giảm trùng đến tháng liền kề của sổ đã hưởng trước đó, khi giảm trùng thì phải thu hồi số tiền trợ cấp BHXH đã hưởng (nếu có).”

Vì vậy, trong trường hợp của bạn là tham gia bảo hiểm xã hội có thời gian bị trùng thì phải làm thủ tục giảm trùng tại một trong hai công ty. Và thủ tục giảm trùng theo phiếu giao nhận hồ sơ 103/……../THU.

 Cụ thể, công ty của bạn làm thủ tục giảm trùng cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS, Bản chính).

Sau khi thực hiện xong thủ tục giảm trùng thì công ty của bạn có trách nhiệm chốt sổ BHXH cho bạn theo Phiếu giao nhận hồ sơ 301/…../SO gồm những giấy tờ sau:

– Sổ bảo hiểm (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ bảo hiểm (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người);

– Các tờ rời sổ (nếu có);

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS, 01 bản);

– Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có).

Do đó, bạn cần đề nghị công ty của bạn thực hiện thủ tục giảm trùng rồi thực hiện chốt sổ BHXH cho bạn. Sau đó, bạn mới có thể thực hiện giải quyết các chế độ bảo hiểm nói chung và hưởng BHXH một lần nói riêng.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi