Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Theo Luật giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1316 Lượt xem

Theo Luật giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành?

Giáo dục không chỉ là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mà còn giúp cho nền chính trị, xã hội của mỗi quốc gia luôn trong tình trạng ổn định, nang cao được chỉ số phát triển trong cộng đồng dân cư.

Hiện nay các cơ sở giáo dục đại học được phân tầng nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quản lý nhà nước. Vậy Theo Luật giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp vấn đề này thông qua bài viết Theo Luật giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành?

Giáo dục đại học là gì?

Xã hội ngày càng phát triển, việc đỏi hỏi nguồn nhân lực tri thức ngày càng được quan tâm hơn bao giờ hết, nhất là ở Việt Nam, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ Đảng và Chính phủ.

Giáo dục đại học được hiểu là một hình thức đào tạo cao cấp, trung cấp tri thức dành cho người học. Giáo dục đại học hiện đã xuất hiện ở các trường hệ đại học, bao gồm ba bậc là cao đẳng, đại học và sau đại học.

Với sự phát triển hiện nay của nền khoa học kỹ thuật, giáo dục đại học đang ngày càng được chú trọng và phát triển. Đội ngũ chuyên viên, giảng viên có trình độ cao luôn được trao dồi, củng cố kỹ năng chuyên môn để đảm bảo quá trình đào tạo tầng lớp tri thức trẻ với đầu ra chất lượng.

Giáo dục đại học mang đến nguồn nhân lực về tri thức phục vụ cho quá trình phát triển mạnh mẽ về tất cả mọi mặt của đất nước. Chính vì vậy, giáo dục không chỉ là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mà còn giúp cho nền chính trị, xã hội của mỗi quốc gia luôn trong tình trạng ổn định, nang cao được chỉ số phát triển trong cộng đồng dân cư.

Phân tầng cơ sở giáo dục đại học là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về cơ sở giáo dục đại học được phân thành tầng như thế nào thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm phân tầng cơ sở giáo dục đại học là gì?

– Phân tầng cơ sở giáo dục đại học là sự sắp xếp thành các nhóm các cơ sở giáo dục đại học theo mục tiêu, định hướng đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp với quy định của pháp luật.

– Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quản lý nhà nước.

– Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng và xếp hạng theo các tiêu chí:

+ Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học;

+ Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo

+ Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ;

+ Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

+ Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Theo Luật giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành?

Căn cứ theo khoản 4 điều 9 Luật Giáo dục Đại học 2012 thì cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành 03 tầng:

– Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu: Là cơ sở giáo dục đại học có hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học; phát triển các công nghệ nguồn; cung cấp nguồn nhân lực có năng lực giảng dạy và nghiên cứu cơ bản; có năng lực chủ trì nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ, đề tài khoa học cấp quốc gia và quốc tế.

– Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng: Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo đội ngũ nhân lực chủ yếu theo hướng ứng dụng; nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào việc phát triển các kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người; có năng lực chủ trì nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia và tham gia nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ khu vực và quốc tế.

– Cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành: Là cơ sở giáo dục đại học chú trọng đào tạo, phát triển năng lực thực hành của người học, gắn kết đào tạo với thực tế sản xuất; nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung theo hướng triển khai các kết quả nghiên cứu ứng dụng đã đạt được vào thực tiễn cuộc sống; cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức thực tiễn và năng lực thực hành phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động đa dạng của các địa phương và các vùng, các tổ chức kinh tế.

Việc phân tầng giáo dục thành 03 tầng như trên nhằm mục đích phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quản lý nhà nước.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung Theo Luật giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học được phân tầng thành? Từ những chia sẻ trên có thể thấy rằng giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của đất nước nên rất được quan tâm.Chúng tôi hi vọng rằng nội dung bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ về nội dung này.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi