Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Ba Chẽ
  • Thứ sáu, 19/04/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 360 Lượt xem

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Ba Chẽ

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thành lập công ty tại huyện Ba Chẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vốn, quy mô kinh doanh, số lượng thành viên góp vốn,…

Ba Chẽ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Việc thành lập công ty ở đây sẽ góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Sau đây sẽ là một số vấn đề liên quan đến thủ tục Thành lập công ty tại huyện Ba Chẽ.

>>>>> Tham khảo bài viết: Dịch vụ Thành lập công ty tại Quảng Ninh

Đôi nét về huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh

Huyện Ba Chẽ nằm giữa tỉnh Quảng Ninh, huyện lỵ là thị trấn Ba Chẽ nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 50km về hướng nam.

Có vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.. Phía tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Phía đông giáp huyện Tiên Yên Phía nam giáp thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả. Huyện Ba Chẽ có diện tích 606,5 km².

Huyện Ba Chẽ có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Ba Chẽ (huyện lỵ) và 7 xã: Đạp Thanh, Đồn Đạc, Lương Mông, Minh Cầm, Nam Sơn, Thanh Lâm, Thanh Sơn.

Kinh tế huyện Ba Chẽ tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và phát huy thế mạnh của địa phương rừng và đất rừng; hệ thống giao thông được nối liền thông suốt từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã trong huyện và nối liền với các huyện bạn Sơn Động – Bắc Giang (trước là tỉnh Hà Bắc); Tiên Yên bằng tuyến đường nhựa 330.

Hệ thống trường lớp được kiên cố hoá cao tầng; các công sở thuộc huyện và các xã từng bước được đầu tư nâng cấp hoàn thiện; 100% các thôn bản thuộc các xã có điện lưới quốc gia và được xem truyền hình của Trung ương; Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 12,5% (số liệu năm 2014); các phong trào văn hoá văn nghệ – TDTT được duy trì phát triển; đời sống kinh tế được nâng lên rõ rệt đã góp phần khẳng định tôn vinh truyền thống về lịch sử anh hùng của huyện Ba Chẽ.

Thành lập công ty là gì?

Thành lập công ty là thủ tục pháp lý được tổ chức, cá nhân tiến hành tại những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thủ tục này sẽ đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào loại hình công ty.

Chỉ khi thành lập công ty thì người kinh doanh mới có mã số doanh nghiệp và mã số thuế, có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, có tư cách pháp nhân. Điều đó có nghĩa là đã được Nhà nước công nhận và xác định là có tồn tại, có vốn, có chức năng kinh doanh các ngành nghề như đã đăng ký. 

Lựa chọn loại hình công ty nào khi thành lập tại huyện Ba Chẽ?

Mỗi một loại hình công ty đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Việc lựa chọn loại hình phù hợp để thành lập công ty tại huyện Ba Chẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vốn, quy mô kinh doanh, số lượng thành viên góp vốn… Các loại hình công ty có những ưu điểm, nhược điểm sau:

Thứ nhất:  Doanh nghiệp tư nhân

– Ưu điểm:

+ Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật.

+ Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn.

– Nhược điểm:

+ Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.

+ Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản công ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp.

Thứ hai: Công ty hợp danh

– Ưu điểm:

+ Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

+ Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

– Nhược điểm:

+ Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

+ Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật từ năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

Thứ ba: Công ty cổ phần

– Ưu điểm:

+ Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.

+ Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.

+ Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

+ Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn → khả năng huy động vốn rất cao.

+ Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

– Nhược điểm:

+ Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.

+ Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Thứ tư: Công ty TNHH một thành viên

– Ưu điểm:

+Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác và việc quản lý công ty cũng đơn giản hơn.

+ Có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên.

+ Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty nên hạn chế được rủi ro của chủ sở hữu khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;

+ Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty do tổ chức làm chủ sở hữu còn có thể tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên (trong đó bầu ra một người làm Chủ tịch Hội đồng thành viên), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

+ Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty.

+ Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách góp thêm vốn của chủ sở hữu; huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác hoặc phát hành trái phiếu.

– Nhược điểm:

+ Hệ thống pháp luật điều chỉnh công ty TNHH MTV khắt khe hơn so với DNTN.

+ Bị hạn chế trong việc huy động vốn bởi công ty TNHH MTV không được phát hành cổ phiếu.

+ Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Thứ năm: Công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Ưu điểm:

+ Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

+ Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty;

+ Khi chuyển nhượng vốn, thành viên chuyển vốn phải kê khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân, trường hợp chuyển nhượng ngang giá góp vốn thì số thuế phải nộp bằng không;

+ Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.

– Nhược điểm:

+ Số lượng thành viên bị hạn chế từ 02 đến 50 thành viên;

+ Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đều phải thông báo với cơ quan Đăng ký kinh doanh (khoản 4 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020).

+ Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật hơn so với DNTN, công ty hợp danh.

+ Việc công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phần cũng là một hạn chế cho việc huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập công ty tại huyện Ba Chẽ

Để được thành lập công ty tại huyện Ba Chẽ (hay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020;

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Thành lập công ty tại huyện Ba Chẽ ở đâu?

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại huyện Ba Chẽ là phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh.

Dịch vụ thành lập công ty tại huyện Ba Chẽ thông qua Luật Hoàng Phi

Để nhanh chóng sở hữu một công ty cho riêng mình thì Quý vị có thể sử dụng dịch vụ của công ty Luật Hoàng Phi. Chúng tôi sẽ giúp Quý khách hàng có một doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật mà không cần phải mất thời gian di chuyển hay làm việc với cơ quan nhà nước. Dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Luật Hoàng Phi gồm:

Tư vấn pháp luật

– Soạn hồ sơ thành lập công ty và gửi để khách hàng ký

– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, làm các công việc cần thiết

– Nhận kết quả và giao lại khách hàng

– Hỗ trợ doanh nghiệp mới

– Ưu đãi giá các dịch vụ có liên quan.

Trường hợp cần yêu cầu cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại huyện Ba Chẽ, khách hàng có thể liên hệ với công ty chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hướng dẫn:

– Hotline: 0981.393.686 – 0981.393.868

– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

– Văn phòng Hà Nội: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Đánh giá bài viết:
Đánh giá post

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi