Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về cơ quan nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6567 Lượt xem

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về cơ quan nào?

Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết

Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?

Theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: quy định cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:

“1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.

3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:

a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.”

Như vây, theo quy định nêu trên những cơ quan sau đây có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:

+ Cơ quan điều tra;

+ Viện kiểm sát nhân dân;

+ Hội đồng xét xử

Tư vấn về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?

Theo quy định tại Điều luật, chỉ có một số cơ quan và người có chức vụ có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và việc khởi tố vụ án chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.

Khởi tố vụ án hình sự, trước hết là trách nhiệm của cơ quan điều tra, của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và của Thủ trưởng các cơ quan khác được pháp luật giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

–  Cơ quan điều tra có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự trong mọi trường hợp.

Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi nhận được tin báo tố giác về tội phạm hoặc nơi người bị tố giác, người bị tạm giữ, cư trú.

Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công điều tra vụ án thực hiện.

Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp:

Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án.

Đối với tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án.

Đối với đơn vị Bộ đội biên phòng và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Bộ luật chỉ cho phép Thủ trưởng đơn vị, Thủ trưởng cơ quan có quyền khởi tố, những người khác không giữ chức vụ Thủ trưởng không có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

Khởi tố vụ án còn có thể được thực hiện bởi Viện kiểm sát đang kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hoặc thực hiện quyền công tố trước tòa.

Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Đó là những trường hợp mà quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao tiến hành một số hoạt động điều tra không đủ căn cứ pháp lý. Luật không quy định Viện trưởng, Phó Viện trưởng như trước đây mà chỉ quy định Viện kiểm sát khởi tố, như vậy, những người nào đủ tư cách là đại diện của Viện kiểm sát đều có thẩm quyền khởi tố vụ án trong những trường hợp luật định.

Khởi tố vụ án có thể được tiến hành bởi Hội đồng xét xử đang xét xử vụ án hình sự.

Hội đồng xét xử chỉ khởi tố vụ án khi đang xét xử vụ án hình sự mà phát hiện ra tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.

Hội đồng xét xử có thể không khởi tố mà yêu cầu Viện kiểm sát đang thực hành quyền công tố trước tòa đối với vụ án đang xét xử, khởi tố vụ án hình sự.

Theo quy định, trong mọi trường hợp, dù cơ quan hay người nào ra quyết định khởi tố thì trong quyết định khởi tố cũng phải ghi rõ thời gian, căn cứ, họ tên, chức vụ người ra quyết định.

Ý nghĩa của quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự

– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vẫn quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử mặc dù đã có nhiều nhà khoa học đưa ra quan điểm nên bỏ quy định này.

– Theo đó, Hội đồng xét xử, thông qua việc xét xử của mình tại phiên tòa mà phát hiện cố dấu hiệu bỏ lọt tội phạm sẽ có hai lựa chọn. Một là, Hội đồng xét xử trực tiếp ra quyết định khởi tổ vụ án hình sự; hai là Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố.Thực tế xét xử cho thấy, Hội đồng xét xử thực hiện quyền trực tiếp khởi tổ vụ án hình sự của mình.

Các trường hợp phải từ chối hoặc thay người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi