Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
  • Thứ ba, 14/05/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 860 Lượt xem

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Luật sư cho tôi hỏi: cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?

 

Câu hỏi:

Tôi là Đặng Văn Khôi. Tôi và nhiều đồng nghiệp khác cùng trong tổ sản xuất đã làm việc cho công ty X lâu năm. Năm 2015 công ty tiến hành thay đổi cơ cấu sán xuất nên ảnh hưởng đến việc làm cho công nhân trong công ty. Cả tổ sản xuất của tôi có 30 người do công ty không bố trí được việc nên đã cho thôi việc. Tuy nhiên, khi thôi việc Giám đốc công ty lại không trợ cấp việc làm cho chúng tôi.

Chúng tôi đã cử đại diện làm đơn khiếu nại lên Giám đốc công ty nhưng không được giải quyết. Luật sư cho tôi hỏi: cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này?

Trả lời:

Thứ nhất, đây là tranh chấp lao động tập thể về quyền:

Căn cứ theo Điều 179 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

Điều 179. Tranh chấp lao động

1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:

a) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;

c) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

a) Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;

b) Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp.

Theo như bạn trình bày, công ty bạn thay đổi cơ cấu sản xuất, không sắp xếp được việc làm cho 30 người lao động trong một tổ sản xuất của công ty nên đã cho người lao động thôi việc.

Theo quy định tại Điều 47 Bộ Luật lao động 2019:Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm khi thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lí do kinh tế”. Như vậy, trong trường hợp này bạn và các công nhân khác trong tổ sản xuất phải được hưởng trợ cấp việc làm. Nhưng Giám đôc công ty bạn cho 30 người lao động nghỉ việc nhưng lại không trợ cấp việc làm là không đúng với quy định của pháp luật. Đại diện chotor sản xuất đó đã làm đơn nhưng không được giải quyết. Tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa tập thể lao động sản xuất với công ty về trợ cấp việc làm đã được pháp luật quy định.

Vì vậy, có thể khẳng định đây là tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Thứ hai, Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền:

Theo quy định Khoản 1 Điều 191 Bộ Luật lao động 2019: 

Điều 191. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:

a) Hòa giải viên lao động;

b) Hội đồng trọng tài lao động;

c) Tòa án nhân dân.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Trước tiên, đại diện của sô công nhân trong tổ sản xuất của bạn phải làm đơn yêu cầu Hòa giải viên lao động để giải quyết.

Nếu như hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giài hoặc hết thời hạn 05 ngày mà hòa giải viện lao động không tiến hành hòa giải thì các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện để giải quyết.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết tranh chấp lao động theo thời hạn pháp luật quy định.

Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy để yêu cầu giải quyết tranh chấp này thì đại diện trong tổ sản xuất của bạn làm đơn gửi lên cơ quan có thẩm quyền theo quy định trên để được giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi