Thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã?
Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nhị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữa ký của người yêu cầu chứng thực.
Hiện nay, nhu cầu công chứng, chứng thực đang ngày càng tăng cao cho thấy sự phát triển cũng như tầm quan trọng về giá trị pháp lý ngày càng được nhận thức một cách đúng đắn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ đối với loại giấy tờ này mình cần đi đâu để chứng thực. Hôm nay, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã.
Chứng thực là gì?
Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng thực, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp một số khái niệm cơ bản liên quan tới chứng thực. Những khái niệm được quy định cụ thể trong Nghị định số 25/2015/ND-CP về cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, cụ thể:
– Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nhị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
– Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữa ký của người yêu cầu chứng thực.
– Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
– Văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định này.
– Người thực hiện chứng thực là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã?
Căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 5 – Nghị định số 23/2015/ND-CP về cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, cụ thể:
“ 2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Do đó, theo quy định trên, Thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã bao gồm các quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, và h đã nêu trên.
Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực
Theo quy định tại Điều 8 – Nghị định số 23/2015/ND-CP, quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực, như sau:
– Quyền của người yêu cầu chứng thực:
Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 – Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp bị từ chối chứng thực thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức từ chối giải thích rõ lý do bằng văn bản hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật.
– Người yêu cầu chứng thực có nghĩa vụ:
Chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực theo quy định của Nghị định này.
Căn cứ quy định tại Điều 9 – Nghị định số 23/2015/ND-CP, quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực, cụ thể:
– Bảo đảm trung thực, chính xác, khách quan khi thực hiện chứng thực.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chứng thực của mình.
– Không được chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.
– Từ chối chứng thực trong các trường hợp quy định tại các Điều 22, 25 và Điều 32 của Nghị định này.
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực.
– Lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc có nội dung quy định tại khoản 4 – Điều 22 của Nghị định này.
– Hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ chứng thực chưa đầy đủ hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực, nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.
Như vậy, thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, trong bài viết chúng tôi cũng đã cung cấp tới quý bạn đọc quyền và nghĩa vụ của hai bên khi tiến hành chứng thực.
Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn pháp luật về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:
Thẩm quyền chứng thực chữ ký?
Hiện tại, tôi đang sinh sống và làm việc ở Quảng Ninh được 3 năm và đã có sổ tạm trú KT3. Tôi có thể chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch ở nơi tạm trú được không?
Trả lời:
Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch ngày 16/02/2015 có quy định về thủ tục chứng thực chữ ký như sau:
“4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.”
Như vậy, trường hợp chứng thực chữ ký cũng được thực hiện đối với trường hợp chứng thực chữ ký của người khai lý lịch các nhân.
Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 5 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 có quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực trong đó có nêu rõ:
“5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.”
Với quy định nêu trên, bạn có thể chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch cá nhân của mình tại nơi tạm trú nếu xuất trình được các giấy tờ theo thủ tục quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Đã rút BHXH 01 lần có được tiếp tục tham gia?
Khi nào được rút bảo hiểm xã hội một lần? Đã rút BHXH 01 lần có được tiếp tục tham gia? trong nội dung bài viết sau đây sẽ tư vấn chi tiết hơn về vấn đề...
Công tác xử lý vi phạm pháp luật đất đai của chính quyền địa phương
Gia đình tôi đang có tranh chấp đất đai với một nhà hàng xóm, chúng tôi đã gọi chính quyền địa phương để giải quyết. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác xử lý vi phạm pháp luật đất đai được pháp luật quy định như thế...
Chế độ tử tuất đối với BHXH bắt buộc năm 2024 như thế nào?
Chế độ tử tuất được đặt ra khi người tham gia bảo hiểm xã hội, người đang hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội chết. Hiện nay, chế độ tử tuất được áp dụng thực hiện theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014....
Tai nạn lao động bị suy giảm dưới 5% có được hưởng bảo hiểm không?
Luật sư cho tôi hỏi, tôi bị tai nạn lao động 04% nhưng công ty không cho tôi hưởng chế độ tai nạn lao động. Như vậy có sai quy định pháp luật không...
Xem thêm