Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tài sản bảo lãnh của bên thứ ba được xử lý ra sao?
  • Thứ năm, 19/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3122 Lượt xem

Tài sản bảo lãnh của bên thứ ba được xử lý ra sao?

Kính gửi công ty luật Hoàng Phi, xin hỏi luật sư tài sản của bên bảo lãnh sẽ được xử lý như thế nào khi chủ dự án vay vốn bỏ trốn khỏi địa phương?

 

Nội dung câu hỏi: 

Ở địa phương tôi có xảy ra một trường hợp thế này:  Một dự án vay vốn đã chuyển sang nợ quá hạn và chủ của dự án đó đã bỏ trốn khỏi địa phương. Vậy xin hỏi luật sư là tài sản của bên thứ 3 là bên bảo lãnh sẽ được xử lý như thế nào? 

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất: về việc xử lý tài sản bảo đảm

Căn cứ theo quy định tại Điều 361 Bộ luật Dân sự 2005  quy định về bảo lãnh như sau:

“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.”

Như vậy, khi người vay vốn không trả nợ đúng cam kết thì người bảo lãnh tức bên thứ 3 phải trả nợ thay.

Theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì ngân hàng có quyền thoả thuận với người bảo lãnh về việc xử lý tài sản bảo đảm, nếu không xử lý được thì giao tài sản cho cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá bán tài sản, nếu các bên có tranh chấp thì ngân hàng có quyền khởi kiện ra toà.

Căn cứ theo quy định tại Điều 367 Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau:” Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác”. Do đó có thể hiểu là khi người bảo lãnh đã thực hiện trách nhiệm bảo lãnh thì có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thanh toán cho mình số tiền bảo lãnh.

Thứ hai: về hành vi chủ dự án bỏ trốn khỏi địa phương

Căn cứ theo quy định tại điều 140  Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009  quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: 

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Như vậy có thể thấy, hành vi trốn khỏi địa phương của chủ dự án để trốn tránh việc trả nợ đã đủ dấu hiệu để cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do đó ngân hàng hoặc người bảo lãnh có quyền tố cáo ra cơ quan công an để truy cứu trách nhiệm hình sự của người này.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi