Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Sữa, đồ uống, quần áo, bao cao su có phải mặt hàng thiết yếu?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2202 Lượt xem

Sữa, đồ uống, quần áo, bao cao su có phải mặt hàng thiết yếu?

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua hết sức phức tạp nhiều địa phương giãn cách xã hội Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 Thủ tướng Chính phủ. Người dân chỉ được ra ngoài khi đi mua các mặt hàng thiết yếu. Vậy Sữa, đồ uống, quần áo, bao cao su có phải mặt hàng thiết yếu? là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Nhận thấy tầm quan trọng vấn đề bài viết xin giải đáp giúp độc giả.

Hàng thiết yếu là gì?

Nếu người dân ra đường trong thời gian địa phương áp dụng Chỉ thị 16 mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng về lỗi “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế“. Do đó, nhiều người dân hiện nay đang thắc mắc, liệu hàng hóa thiết yêu là gì và những loại hàng hóa nào là thiết yếu sẽ được chấp nhận làm lí do chính đáng để ra đường trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16.

Căn cứ pháp lý Điều 4 Luật giá 2012 có quy định về hàng thiết yếu như sau:

3. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh

Vậy Sữa, đồ uống, quần áo, bao cao su có phải mặt hàng thiết yếu hay không? Bài viết xin giải đáp ở phần tiếp theo bài viết.

Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16

Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết về Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16. Công văn số 2601/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 16 có nêu ra một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Dựa trên hướng dẫn này, từng địa phương dựa theo tình hình kinh tế xã hội, đặc thù sẽ ra danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chi tiết được phép kinh doanh, sản xuất… Có thể thấy Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16 thường bao gồm một số hàng hóa sau:

Thứ nhất: Hàng hoá thiết yếu

Thực phẩm tươi sống, gồm thịt (các sản phẩm từ thịt), thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng)…

Hàng công nghệ phẩm: bánh kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật. Sữa các loại, mì gói. Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng…

Lương thực: gạo, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột)…

Các nhu yếu phẩm cần thiết khác, như thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, khẩu trang, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh, sản phẩm dùng rửa tay, tắm giặt, gội… Nguyên, nhiên vật liệu như xăng, dầu, gas, khí đốt…

Thứ hai: Dịch vụ thiết yếu

Siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, tiện ích, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh trái cây, chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu). Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng. Cơ sở kinh doanh dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu, khám chữa bệnh, cấp cứu…

Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan tới ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…). Chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hoá, khám, chữa bệnh, tang lễ.

Ngoài ra, danh mục này có thể linh hoạt tuỳ vào tình hình diễn biến dịch bệnh, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương. Do đó Sữa, đồ uống, quần áo, bao cao su có phải mặt hàng thiết yếu hay không lại phụ thuộc vào chỉ đạo của mỗi địa phương khác nhau.

Sữa, đồ uống, quần áo, bao cao su có phải mặt hàng thiết yếu?

Tùy vào tình hình địa phương cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có thể ban hành danh mục hàng hóa thiết yếu khác nhau.

Ví dụ: Tại Đà Nẵng, theo hướng dẫn tại văn bản số 1697/SCT-KHTCTH của Sở Công thương thành phố thì các hàng hóa thiết yếu như sau:

Lương thực, thực phẩm gồm: gạo, nếp, mè (vừng), đậu, ngô (bắp), khoai, sắn, bột, tinh bột và các sản phẩm từ bột, tinh bột.

Nhóm thực phẩm bao gồm: thịt và các sản phẩm từ thịt; thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản; rau, củ, quả, trái cây và các sản phẩm từ rau, củ, quả, trái cây; trứng gia cầm và các sản phẩm từ trứng gia cầm.

Nhóm hàng công nghệ phẩm gồm: bánh, kẹo, sữa và các sản phẩm từ sữa; mỳ gói các loại; dầu thực vật, muối, đường, bột nêm, gia vị, nước mắm, nước tương, nước uống, nước giải khát các loại đóng chai, lon, thùng.

Nhu yếu phẩm gồm: dược phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư, trang thiết bị y tế; sản phẩm dùng để giặt, gội, vệ sinh cá nhân; giấy vệ sinh; khẩu trang, sản phẩm tẩy rửa, diệt côn trùng, diệt khuẩn, vật tư văn phòng phẩm; sản phẩm, hàng hoá và hoá chất phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Nhóm hàng năng lượng, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu gồm: xăng, dầu, khí đốt; sản phẩm bôi trơn động cơ và các loại vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, công trình xây dựng, giao thông.

Còn nhóm hàng hoá khác là thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; các mặt hàng kim khí, điện máy; vật tư điện, nước.

Theo đó: sữa, nước uống, nước giải khát các loại đóng chai, lon, thùng được xác định là các hàng hóa thiết yếu, còn quần áo, bao cao su không được liệt kê là hàng hóa thiết yếu tại Đà Nẵng.

Có thể hiểu rằng, trong thời gian phòng chống dịch, một số nhu cầu của con người cần hạn chế ở mức độ nhất định, không mang tính cấp thiết nên các hàng hóa phục vụ nhu cầu ấy không được liệt kê vào danh sách hàng hóa thiết yếu.

Tại thời điểm thực hiện bài viết, chưa thống nhất về xác định các mặt hàng là hàng hóa thiết yếu nên không tránh khỏi việc áp dụng ở mỗi địa phương khác nhau (một số địa phương xác định sữa, đồ uống là mặt hàng thiết yếu, trong khi nhiều địa phương khác thì không), điều này gây nhiều khó khăn cho các chủ thể trong việc áp dụng và thực hiện.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi Sữa, đồ uống, quần áo, bao cao su có phải mặt hàng thiết yếu. Việc đưa ra giải đáp dựa theo quan điểm cá nhân do đó độc giả cần căn cứ tình hình thực tế ở mỗi địa phương để nắm được thông tin tránh việc bị xử phạt khi ra ngoài trong thời gian giãn cách tại địa phương.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi