Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16
  • Thứ năm, 13/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7519 Lượt xem

Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16

Để chủ động thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng thì các tỉnh thành phố khi áp dụng chỉ thị 16 có yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước đang có diễn biến phức tạp. Nhiều địa phương đã phải thiết lập vùng cách ly y tế, giãn cách xã hội theo các Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên nhiều bạn đọc chưa nắm rõ được Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16 ra sao.

Chúng tôi thấu hiểu sự băn khoăn của độc giả và xin giải đáp nội dung trên để bạn đọc nắm được thông tin.

>>>>> Tham khảo bài viết: Hàng hóa thiết yếu là gì?

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là gì?

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua hết sức phức tạp thì việc áp dụng Chỉ thị 16 là hết sức cần thiết đối với một số tỉnh, thành phố.  Để chủ động thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng thì các tỉnh thành phố khi áp dụng chỉ thị 16 có yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác… Vậy hàng hóa dịch vụ thiết yếu là gì? Căn cứ pháp lý Điều 4 Luật giá 2012 có quy định

1.Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.

2. Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

3. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh”.

Có thể thấy nếu căn cứ theo khái niệm trên thì danh mục các mặt hàng thiết yếu cực kỳ đa dạng. Tuy nhiên định nghĩa Luật Giá đưa ra về hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo quy định về những đối tượng sẽ được cơ quan nhà nước điều tiết, bình ổn giá.

Chỉ thị số 16 là gì?

Theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng về thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết, bao gồm:

Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này.

Tuy nhiên, tại Chỉ thị này lại không quy định thế nào là các trường hợp thực sự cần thiết về dịch vụ thiết yếu khác. Mà chỉ quy định chung chung các mặt hàng cần thiết. Vậy cụ thể Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16 là những hàng hóa dịch vụ nào sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo bài viết

Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16

Trên thực tế hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết về Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16. Công văn số 2601/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 16 có nêu ra một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Dựa trên hướng dẫn này, từng địa phương dựa theo tình hình kinh tế xã hội, đặc thù sẽ ra danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chi tiết được phép kinh doanh, sản xuất… Có thể thấy Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16 thường bao gồm một số hàng hóa sau:

Thứ nhất: Hàng hoá thiết yếu

Thực phẩm tươi sống, gồm thịt (các sản phẩm từ thịt), thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng)…

Hàng công nghệ phẩm: bánh kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật. Sữa các loại, mì gói. Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng…

Lương thực: gạo, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột)…

Các nhu yếu phẩm cần thiết khác, như thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, khẩu trang, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh, sản phẩm dùng rửa tay, tắm giặt, gội… Nguyên, nhiên vật liệu như xăng, dầu, gas, khí đốt…

Thứ hai: Dịch vụ thiết yếu

Siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, tiện ích, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh trái cây, chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu). Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng. Cơ sở kinh doanh dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu, khám chữa bệnh, cấp cứu…

Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan tới ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…). Chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hoá, khám, chữa bệnh, tang lễ.

Ngoài ra, danh mục này có thể linh hoạt tuỳ vào tình hình diễn biến dịch bệnh, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương.

Hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16 tại Tây Ninh

Theo thông tin Sở Công thương tỉnh Tây Ninh cho phép một số loại hình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được thực hiện trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16.

Đối với các siêu thị, chợ dân sinh, các cửa hàng tiện lợi, tiện ích chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu gồm: thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt), thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng).

Hàng công nghệ phẩm như bánh kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật, sữa các loại, mì gói và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày của người dân, nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng

Lương thực: gạo, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột).

Các nhu yếu phẩm cần thiết: khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa, diệt côn trùng, vệ sinh cá nhân, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh.

Các mặt hàng kim khí, điện máy phục vụ các hoạt động của gia đình, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh (vật tư ngành điện dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, điện tử, vật tư ngành nước, vật tư nguyên liệu xây dựng, …).

Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được phép hoạt động gồm: siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, tiện ích, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh trái cây, chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu).

Hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16 tại Phú Yên

Sở Công Thương hướng dẫn các loại hình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, thiết yếu được phép kinh doanh đối với các các khu vực phải thiết lập giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:     

Đối với các siêu thị, chợ dân sinh, các cửa hàng tiện lợi , tiện ích: chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu gồm:         

– Hàng thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt); thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản); rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả); trái cây; trứng (các sản phẩm từ trứng);     

 – Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo; muối; bột nêm; gia vị; nước mắm; đường; dầu thực vật; Sữa các loại; Mỳ gói các loại và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân; Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng;       

 – Lương thực: gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tỉnh bột);      

– Các nhu yếu phẩm cần thiết: Khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa, tắm giặt, gội; nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh.          

Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được phép hoạt động gồm:   

– Siêu thị; chợ dân sinh; cửa hàng tiện lợi, tiện ích; cửa hàng tạp hóa; cửa hàng kinh doanh trái cây; chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu);   

– Các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh;  

– Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, gas khí đốt;  

– Các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh: Thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh. 

– Dịch vụ bưu chính, viễn thông, truyền hình;      

– Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng, thanh toán điện tử;      

– Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển;  

– Xuất, nhập khẩu hàng hóa;   

– Dịch vụ bảo vệ;

– Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp;

– Các cửa hàng thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y;

– Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang.

Hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16 tại Đồng Nai

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành công văn quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

– Lương thực: gạo các loại, hạt mè (vừng), lúa mì và các sản phẩm chế biến từ gạo tẻ, gạo nếp; đậu, bắp (ngô), khoai, sắn và các sản phẩm chế biến từ đậu, bắp, khoai, sắn; bột, tinh bột và các sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột.

– Thực phẩm tươi sống: thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm chế biến từ thịt gia súc gia cầm; thủy hải sản và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản; rau, củ, quả và các sản phẩm chế biến từ rau củ quả; trái cây và các sản phẩm chế biến từ trái cây.

– Thực phẩm công nghệ: bánh kẹo, muối, hạt nêm, gia vị, nước mắm, nước tương, nước uống đóng chai và đóng thùng, mì gói và mì ly các loại.

– Một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày cho người dân.

– Phụ gia hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

– Nhu yếu phẩm: khẩu trang, nước sát khuẩn.

Trên đây là nội dung chúng tôi chia sẻ về Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16 đến độc giả quan tâm và theo dõi . Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo chỉ thị 16 có thể linh hoạt tuỳ vào tình hình diễn biến dịch bệnh, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau.

Đánh giá bài viết:
4.1/5 - (18 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi