Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư Vấn Luật Thuế – Lệ Phí – Hóa đơn So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4726 Lượt xem

So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đều là thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh doanh và các cá nhân có thu nhập phát sinh từng lần hoặc trong một khoảng thời gian xác định từ một số nguồn nhất định.

Nhằm mục đích phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội và điều tiết, quản lý các hoạt động kinh tế xã hội, pháp luật đã quy định các sắc thuế thu nhập. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định thuế thu nhập gồm hai loại đó là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy, giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có gì giống và khác nhau. Để giải đáp thắc mắc đó, mời quý bạn đọc đến với bài viết So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty luathoangphi.vn.

Thuế là gì?

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các loại thuế.

Khái niệm thuế là gì được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế ban hành ngày 13 tháng 06 năm 2019.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế có nhiều loại như:

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân

– Thuế sử dụng đất

– Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế giá trị gia tăng

– Thuế tài nguyên

Thuế được điều chỉnh, quản lý dựa theo quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2020, quản lý các nội dung như sau:

Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

– Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.

– Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.

– Quản lý thông tin người nộp thuế.

– Quản lý hóa đơn, chứng từ.

– Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.

– Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

– Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

– Hợp tác quốc tế về thuế.

– Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Nội dung tiếp theo, húng tôi sẽ So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp để Quý vị hiểu hơn về 02 loại thuế này.

So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

Tiêu chí

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân

Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập của các tổ chức kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát phát triểnThuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội về thu nhập và góp phần tằng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

GIỐNG NHAU

– Đều là thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh doanh và các cá nhân có thu nhập phát sinh từng lần hoặc trong một khoảng thời gian xác định từ một số nguồn nhất định;

– Đều có đối tượng đánh thuế là thu nhập;

– Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp phức tạp, có tỉnh ổn định không cao, việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các loại thuế khác;

KHÁC NHAU

Cơ sở pháp lý

– Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật về thuế 2014.

– Luật thuế thu nhập cá nhân 2007;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập cá nhân 2012;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế 2014

Đối tượng chịu thuế

Tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinhCá nhân kinh doanh và không kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh.

Thu nhập chịu thuế

Các khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập khác của tổ chức kinh doanh:

– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

– Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

 

Các khoản thu nhập phát sinh từ kinh doanh, từ lao động và các khoản thu nhập khác không từ kinh doanh của các cá nhân, cụ thể:

– Thu nhập từ kinh doanh bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng háo, dịch vụ; từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

– Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: Tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần;…

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

– Thu nhập từ trúng thưởng.

– Thu nhập từ bản quyền;

– Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng

Trên đây là toàn bộ nội dung bài So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Chúng tôi mong rằng những thông tin đã cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (62 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi