Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư Vấn Luật Thuế – Lệ Phí – Hóa đơn Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tư Vấn Luật Thuế – Lệ Phí – Hóa đơn |
  • 7927 Lượt xem

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

Thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp) là một loại thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế.

Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế theo quy định của nhà nước. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì, những đối tượng nào cần phải nộp thuế. Bài viết sau của Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn chi tiết vấn đề này.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay về cơ bản vẫn chưa có văn bản quy định về khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Tuy nhiên dựa vào các quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có thể hiểu đơn giản thuế thu nhập doanh nghiệp nư trên.

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gồm các đối tượng sau:

– Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế gồm:

Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại,…

Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hay không có cơ sở thường trú ở Việt Nam;

Các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định;

Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh và có thu nhập chịu thuế theo quy định.

– Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này doanh nghiệp tiến hành một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam như chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam.

Như vậy đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ bao gồm các doanh nghiệp của Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp có những vai trò sau:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước:

Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước:

Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

Trong phần trên đã giải thích về khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp là gì, nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.

Kỳ tính thuế sẽ được xác định theo năm dương lịch hoặc theo năm tài chính. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng với  doanh nghiệp nước ngoài được thực hiện theo quy đinh của pháp luật.

Theo quy định tại thông tư 95/2015/TT-BTC thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = (thu nhập tính thuế – phần trích lập quỹ KH&CN nếu có) x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập để tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế = TNCT – ( thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

TNCT = (doanh thu – chi phí được trừ) + các khoản thu nhập khác.

Trong đó TNCT là thu nhập chịu thuế

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đó.

Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp?

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% là thu nhập từ các hoạt động chuyển nhượng các bất động sản, chuyển nhượng các dự án đầu tư, thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng các quyền về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật phải hạch toán để kê khai nộp thuế.

Mức thuế suất 20% cũng áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả hợp tác xã và đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.

Mức thuế suất 32% đến 50% áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

>>>>>> Tham khảo: Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

Theo quy định tại thông tư 156/2013/TT-BTC thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được tính như sau:

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch.

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

– Trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 45 từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Trong trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Thời gian gia hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế tạm tính theo quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.

Trên đây là bài viết thuế thu nhập doanh nghiệp là gì, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và cách tính thuế, thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Mọi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ cho chúng tôi theo số điện thoại 1900 6557 để được tư vấn cụ thể.

>>>>> Tham khảo thêm: Tư vấn thuế miễn phí qua điện thoại

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi