Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1250 Lượt xem

Quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ?

Tôi và vợ tôi kết hôn vào tháng 03/2014 sau đó hai vợ chồng vào Thành phố Hồ Chí Minh làm ăn sinh sống. Khi đang mang thai tháng thứ 3 vợ tôi bỏ nhà ra đi chung sống với người đàn ông khác. Bây giờ vợ tôi đã sinh con được một tháng, trong trường hợp này tôi có thể ly hôn không?

Câu hỏi: 

Tháng 03/2014, tôi và vợ tôi đăng kí kết hôn tại UBND xã nơi tôi thường trú, hai chúng tôi ở cùng một huyện nhưng khác xã. Sang tháng 04/2014 tôi và vợ cùng vào thành phố Hồ Chí Minh chung sống, tôi là kỹ sư xây dựng, vợ tôi là công nhân. Đến tháng 11/2015 vợ tôi bỏ nhà ra đi khi đang mang thai tháng thứ 3. Ngay lúc đó gia đình vợ tôi có vào thành phố Hồ Chí Minh và cùng tôi đi tìm thì được biết cô ấy đang chung sống với một người đàn ông khác. Tháng 01/2016 vợ tôi yêu cầu về quê ly hôn vì không muốn chung sống cùng tôi nữa, tôi đã đồng ý ký vào đơn ly hôn, tuy nhiên thông qua gia đình vợ tôi được biết là cô ấy chưa gửi đơn ly hôn ra tòa.

Cô ấy đã sinh con được một tháng và đang sinh sống với người đàn ông khác, hai chúng tôi đã hoàn toàn cắt đứt liên lạc với nhau. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi có thể làm thủ tục xin ly hôn được không?

Trả lời:

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Căn cứ Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, trong trường hợp này chỉ có vợ bạn mới có quyền yêu cầu ly hôn. Trong thời kỳ mang thai, nếu nhận thấy không thể cung sống cùng nhau và cuộc hôn nhân không thể tiếp tục nữa thì vợ bạn có quyền yêu cầu ly hôn, việc cô ấy yêu cầu ly hôn trong thời kỳ mang thai thì tòa án vẫn hoàn toàn có thể chấp thuận. Tuy nhiên, như bạn trình bày thì mặc dù đã viết đơn và bạn đã đồng ý kí vào nhưng cô ấy vẫn chưa gửi đơn ra tòa nên hai bạn vẫn là vợ chồng. mặc dù hiện tại cả hai đã không còn chung sống và tham chí vợ bạn đang chung sống với người đàn ông khác nhưng vì người vợ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi nên người chồng là bạn hoàn toàn không có quyền yêu cầu ly hôn với bất cứ lý do gì.
Trường hợp của bạn sẽ có hai phương án giải quyết như sau:
Thứ nhất: Bạn có thể chờ tới lúc con bạn đủ 12 tháng tuổi, lúc đó bạn có quyền gửi đơn yêu cầu tòa án tiến hành thủ tục ly hôn với lý do vợ bạn đang chung sống như vợ chồng với người đàn ông khác;
Thứ hai: Bạn cũng có thể thỏa thuận yêu cầu người vợ gửi đơn ly hôn ra tòa, nếu người vợ chấp nhận gửi đơn thì tòa sẽ giải quyết cho hai bạn.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
>>>>>> Tìm hiểu: Mẫu đơn xin ly hôn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi