Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền xác định, xác định lại dân tộc
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 969 Lượt xem

Quyền xác định, xác định lại dân tộc

Xác định dân tộc là việc xác định lần đầu tiên dân tộc cho một cá nhân (áp dụng phổ biến với trẻ sơ sinh khi làm thủ tục đăng ký khai sinh); còn xác định lại dân tộc là việc xác định dân tộc cho những cá nhân đã được thừa nhận một dân tộc trước đó.

Quyền xác định, xác định lại dân tộc là gì?

Quyền xác định, xác định lại dân tộc là một trong những quyền nhân thân quan trọng của cá nhân được quy định tại Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

–  Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

–  Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

Pháp luật cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

Tư vấn Quyền xác định, xác định lại dân tộc

Hiện nay ở nước ta có 54 dân tộc, trong Danh mục các dân tộc Việt Nam, theo Quyết định số 421 ngày 02/3/1979 của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số.

Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H’Mông, Dao, Gia Rai, Ê Đê, Chăn, Sán Dìu, Ra Glai. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu, vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ở đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người. Với một quốc gia có sự đa dạng về dân tộc thì việc xảy ra các sự kiện để xác định, xác định lại dân tộc là điều tất yếu.

Điều luật này quy định về quyền xác định dân tộc và xác định lại dân tộc của cá nhân. Xác định dân tộc là việc xác định lần đầu tiên dân tộc cho một cá nhân (áp dụng phổ biến với trẻ sơ sinh khi làm thủ tục đăng ký khai sinh); còn xác định lại dân tộc là việc xác định dân tộc cho những cá nhân đã được thừa nhận một dân tộc trước đó.

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Nhường và anh Nguyễn Văn Hùng sinh bé gái đặt tên Nguyễn Thị An. Khi làm thủ tục đăng ký khai sinh thì dân tộc của bé được xác định là dân tộc Kinh. Tuy nhiên, khi Nhung lên 10 tuổi thì có căn cứ để xác định lại dân tộc của Nhung là Tày chứ không phải dân tộc Kinh. Vậy việc xác định dân tộc lần đầu tiên khi đăng kí khai sinh là xác định dân tộc; còn việc thay đổi từ dân tộc Kinh sang dân tộc Tày là việc xác định lại dân tộc.

Quyền xác định dân tộc của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân được sinh ra, được hiện thực hóa trên Giấy khai sinh của cá nhân. Cá nhân được xác định dân tộc dựa theo các căn cứ sau đây:

– Đối với trường hợp xác định được cha đẻ, mẹ đẻ: 

+ Nếu cha đẻ, mẹ đẻ cùng dân tộc thì cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ.

+ Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì:

(i) Dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ. Ví dụ: Cha đẻ dân tộc Kinh, mẹ đẻ dân tộc Thái thì dân tộc của đứa trẻ có thể được xác định là dân tộc Kinh hoặc dân tộc Thái,

(ii) Trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán;

(iii) Trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. Ví dụ: Cha người Kinh (chiếm 86,2% dân số), mẹ người Tày (chiếm 1,89% dân số – là dân tộc ít người hơn) thì dân tộc của con là Tày. Quy định nhằm bảo vệ và phát triển số lượng người thuộc dân tộc ít người.

– Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì: 

+ Dân tộc của trẻ em được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi;

+ Nếu chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

– Đối với trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì: 

+ Dân tộc của trẻ em được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc

+ Theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Việc xác định lại dân tộc cho cá nhân được phép thực hiện trong các trường hợp sau:

(i) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau. Đây là trường hợp dân tộc của người con đang được xác định theo dân tộc của cha đẻ này yêu cầu thay đổi theo dân tộc của m

(ii) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. Đây là trường hợp khi người con được nhận làm con nuôi không biết cha đẻ, mẹ đẻ của mình là ai, do đó, đã xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

Khi biết được chính xác cha đẻ, mẹ đẻ của mình và dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ khác với dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi, người con có thể yêu cầu xác định lại dân tộc.

Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. Còn đối với cá nhân đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự quyền quyết định việc thay đổi dân tộc của mình.

Hiện nay, có rất nhiều thế lực thù địch, phản cách mạng dựa vào vấn đề dân tộc để nhằm làm suy yếu, chống phá Nhà nước ta nên điều luật này còn nhấn mạnh việc xác định lại dân tộc là quyền của cá nhân, đảm bảo lợi ích chính đáng của cá nhân, do đó, cấm lợi dụng việc này để trục lợi hoặc gây chia rẽ, làm tổn hại đến sự đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam.

Quyền xác định, xác định lại dân tộc là một quyền nhân được được ghi nhận từ BLDS năm 1995 và được kế thừa trong BLDS năm 2005 và đến nay là BLDS năm 2015.

Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những giá trị của các quy định theo các BLDS trước đây thì Điều luật này đã có một số sửa đổi, bổ sung sau đây:

– Về tên gọi của Điều luật: Điều 28 BLDS năm 2005 sử dụng tên gọi là “Quyền xác định lại dân tộc”; còn điều luật này thay đổi tên gọi thành “Quyền xác định, xác định lại dân tộc”.

Việc chỉnh lý lại tên gọi như Điều luật này là hoàn toàn phù hợp, tránh được thiếu sót tồn tại trong BLDS năm 2005. Vì quyền xác định dân tộc là quyền nhân thân cơ bản của cá nhân, có từ khi cá nhân sinh ra và được áp dụng cho lần xác định dân tộc đầu tiên của một cá nhân (cá nhân chưa có dân tộc nào trước đó).

Đồng thời, quyền xác định dân tộc là tiền đề để cá nhân có thể thực hiện quyền xác định lại dân tộc (chỉ khi cá nhân đã có dân tộc thì mới đặt ra vấn để xác định lại dân tộc);

– Điều luật đã bổ sung quy định về căn cứ thực hiện quyền xác định dân tộc.

Theo BLDS năm 2005 thì dân tộc của một cá nhân được xác định theo dân tộc của cha hoặc mẹ, trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì con sinh ra được xác định theo tập quán hoặc theo thỏa thuận. Căn cứ xác định dân tộc “theo tập quán” hoặc “theo thỏa thuận” được đặt ngang hàng nhau mà không có sự ưu tiên áp dụng trước, sau sẽ gây ra sự phức tạp nếu có tranh chấp liên quan đến việc xác định dân tộc cho con trong trường hợp này.

Khắc phục những điểm hạn chế đó, Điều luật này đã bổ sung thêm các căn cứ xác định dân tộc cho đứa trẻ và đồng thời nguyên tắc xác định dân tộc theo thứ tự ưu tiên: trước hết, xác định dân tộc cho cá nhân là ưu tiên sự thỏa thuận giữa cha và mẹ, nếu không có thỏa thuận, thống nhất được thì xác định theo tập quán;

– Điều 29 BLDS năm 2015 bổ sung thêm khoản 2 về việc xác định dân tộc đối với trẻ em được nhận làm con nuôi và trẻ em bị bỏ rơi mà chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ. Sự bổ sung này đã khắc phục được lỗ hổng của Điều 28 BLDS năm 2005.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi