Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền thừa kế tài sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1994 Lượt xem

Quyền thừa kế tài sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành

Hai vợ chồng chị A có ba người con. Cháu lớn đã lập gia đình và định cư ở Đức. Đến ngày 31-12-2006, chồng chị A qua đời. Tài sản của vợ chồng A là một căn nhà 5 gian 100m2. Hai cậu con trai còn lại muốn chị A ngăn nhà làm hai, chị A sống trên một gian nhà, phần còn lại chia cho hai anh em

 

Câu hỏi :

Hai vợ chồng chị A có ba người con. Cháu lớn đã lập gia đình và định cư ở Đức. Đến ngày 31-12-2006, chồng chị A qua đời. Tài sản của vợ chồng A là một căn nhà 5 gian 100m2. Hai cậu con trai còn lại muốn chị A ngăn nhà làm hai, chị A sống trên một gian nhà, phần còn lại chia cho hai anh em. Chị A muôn chúng đợi anh trai ở Đức vể rồi mới ngăn nhà, nhưng hai cậu con trai bảo anh trai chúng đã sinh sống ở nước ngoài không có quyền hưởng thừa kế di sản của bô mẹ nữa. Vậy, quyển thừa kế tài sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Về trường hợp quyển thừa kế tài sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 767, Điều 768 Bộ luật dân sự năm 2005, trong quan hệ thừa kế có yếu tô’ nước ngoài, việc thừa kế theo pháp luật phải tuân theo quy định của pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế là công dân; đối với thừa kế theo di chúc, năng lực lập di chúc, thay đổi, hay huỷ bỏ di chúc. Hình thức di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân; Quyền thừa kế đối vối bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản.

Trong trường hợp của chị A nêu trên, đối với các tài sản là động sản, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền hưởng thừa kế như những công dân Việt Nam ở trong nước theo quy định sau:

– Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân với người để thừa kế là người Việt Nam, thì họ có quyền hưởng thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam;

– Trường hợp người Việt Nam định cư ở nưốc ngoài và ngưòi nước ngoài không có mối quan hệ huyết thông với người để thừa kế là người Việt Nam và họ được người Việt Nam viết di chúc chỉ định họ là người nhận thừa kế, thì họ có quyền thừa kế theo di chúc.

Riêng đối với quyền thừa kế bất động sản như: nhà ở, quyền sử dụng đất, pháp luật Việt Nam có quy định riêng. Theo quy định tại Điều 9, Điều 126 của Luật nhà ở năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009): người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sông tại Việt Nam:

a)   Người có quốc tịch Việt Nam;

b)   Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nưốc; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; ngưòi có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nưổc.

2.    Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.

Như vậy, nếu con trai chị A đã định cư ở nước ngoài và thuộc một trong các trường hợp được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam nêu trên, thì có quyền nhận một phần căn nhà thuộc di sản thừa kế của ngưòi chồng đã mất. Tức là chị A có thể để lại một phần căn nhà để chia thừa kế cho con trai cả của ông bà. Còn nếu con trai cả của chị A không thuộc một trong các trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì, con trai chị A vẫn được quyển hưởng thừa kế di sản của người cha để lại, nhưng chỉ được hưởng theo giá trị phần di sản, chứ không được nhận phần căn nhà được chia. Như vậy, chị A và các cậu con trai phải xác định giá trị 1/2 căn nhà thuộc di sản thừa kế của ngưòi cha là bao nhiêu, sau đó xác định phần giá trị mỗi người thừa kế (bà và ba cậu con trai) được hưởng. Ai nhận lớn hơn giá trị phần di sản đáng lẽ được hưởng sẽ phải trả lại cho người con trai cả của chị A đang định cư ở nước ngoài giá trị phần di sản mà đáng lẽ người con trai cả của chị A được hưởng, trừ trường hợp các con chị A có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi