Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền thay đổi tên?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 614 Lượt xem

Quyền thay đổi tên?

Tên gọi là một trong các yếu tố cá biệt hóa cá nhân, gắn liền với suốt cuộc đời cá nhân. Từ khi sinh ra cá nhân đã có quyền có họ, tên nhưng không phải trong mọi trường hợp cả cuộc đời cá nhân đều gắn liền với một tên gọi duy nhất mà cá nhân có quyền thay đổi tên gọi trong những trường hợp luật định.

Thay đổi tên là gì?

Thay đổi tên là một trong những quyền về nhân thân của cá nhân hiện được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

–  Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; 

–  Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; 

–  Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi tên của người bị hưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; 

–  Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi, 

–  Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

–  Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 

Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Tư vấn quyền thay đổi tên trong bộ luật dân sự

Tên gọi là một trong các yếu tố cá biệt hóa cá nhân, gắn liền với suốt cuộc đời cá nhân. Từ khi sinh ra cá nhân đã có quyền có họ, tên nhưng không phải trong mọi trường hợp cả cuộc đời cá nhân đều gắn liền với một tên gọi duy nhất mà cá nhân có quyền thay đổi tên gọi trong những trường hợp luật định, gồm:

(1) Theo yêu cầu của người có tên là việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó

Đây là trường hợp tên gọi của cá nhân mang ý nghĩa không tốt đẹp hay những tên gọi thiếu văn hóa, thiếu thuần phong mỹ tục. Thực tế, từ nhiều năm qua, đã có không ít các ông bố, bà mẹ khi sinh ra đứa con của mình đã bị một biến cố tâm lý nào đó và do nhận thức chưa đầy đủ, tinh táo, nên đã đặt cho con mình những cái tên rất… kinh dị. Điều này, phần lớn đã ảnh hưởng đến tâm lý của đưa con khi đã 

đến tuổi trưởng thành”.

Ví dụ: Hồ Hận Tình Đời, Lò Vi Sóng… Cũng theo truyền thống đặt tên của người Việt Nam, tên của con cháu không được phép đặt trùng với tên của các bậc bề trên.

Nhiều cha mẹ vì không nắm được thông tin đầy đủ về tên gọi của các bậc gia tiên, ông bà, cha chú bề trên dẫn đến việc đặt tên cho con trùng với tên gọi của một trong những người đó dẫn đến bất hòa, căng thẳng trong gia đình làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.

(2) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi chấm dứt việc nuôi con nuôi, người con nuôi thôi không làm con nuôi nữa và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt

Cũng tương tự như đối với trường hợp thay đổi họ, việc thay đổi tên trong trường hợp này phù hợp với tâm lý, mong muốn của cha, mẹ nuôi cũng như cha, mẹ đẻ khi quan hệ nhận nuôi con nuôi được xác lập hoặc chấm dứt.

(3) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con

Trong trường hợp cá nhân được xác định cha, mẹ cho con theo pháp luật hôn nhân và gia đình, cá nhân đó có quyền thay đổi họ, tên phù hợp với họ, tên của cha đẻ, mẹ đẻ. Vì vậy, bên cạnh quyền thay đổi họ (đã được quy định tại Điều 27), cá nhân luôn có quyền thay đổi tên trong trường hợp này.

(4) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình

Trường hợp cá nhân tìm ra được nguồn gốc huyết thống của mình và biết được chính xác họ của mình thì cá nhân có quyền yêu cầu thay đổi họ (như quy định tại Điều 27) và yêu cầu thay đổi tên hiện tại của mình cho phù hợp.

(5) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà chồng, vợ người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi

Việc thay đổi tên hoặc lấy lại tên của cá nhân chồng, vợ là công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân với người nước ngoài có mục đích đảm bảo cho sự hòa nhập vào cuộc sống gia đình và truyền thống xã hội của quốc gia mà cá nhân người Việt Nam là con dâu hoặc con rể. Điều này cũng tương tự đối với các trường hợp khôi phục lại tên của vợ, chồng là công dân Việt Nam khi quay về sinh sống ở trong nước.

(6) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính

Tên gọi của cá nhân cũng là một trong các yếu tố để nhằm suy đoán giới tính cá nhân. Ví dụ: Tên gọi đối với nữ giới thường là: Huệ, Đào, Mai, Nhung, Yến… với thành tố tên đệm phổ biến đứng trước là “Thị”; còn tên gọi đối với nam giới thường là: Nam, Thắng, Tiến, Hùng… với thành tố tên đệm như “Văn”, “Quang”…

Do đó, việc pháp luật thừa nhận việc xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính là căn cứ để thay đổi tên là hoàn toàn phù hợp, bảo đảm quyền lợi cho những người xác định lại giới tính và người đã chuyển đổi giới tính nhằm tránh sự không tương thích giữa tên gọi và giới tính sẽ gây ra những rắc rối về đời sống sinh hoạt cho những người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Tuyết Mai được xác định lại giới tính là nữ từ lúc sinh ra. Tuy nhiên, đến khi 25 tuổi, qua một lần đi khám ở bệnh viện, các bác sĩ phát hiện giới tính thật của chị là nam. Chị Mai tiến hành các thủ tục cần thiết để xác định lại giới tính nam theo quy định của pháp luật. Cá nhân Nguyễn Thị Tuyết Mai có quyền thay đổi tên cho phù hợp với giới tính đã xác định lại. Nếu để nguyên tên gọi này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và tâm lý của người đã xác định lại giới tính…

Quy định này hoàn toàn tương thích với nội dung của Điều 37 BLDS năm 2015 về việc chuyển đổi giới tính của cá nhân. Cũng cần lưu ý thêm rằng, cá nhân chỉ được thay đổi tên gọi trong trường hợp này khi cá nhân đã xác định lại giới tính” hoặc “đã chuyển đổi giới tính”, còn đối với các trường hợp cá nhân mới có ý định xác định lại giới tính, thay đổi giới tính hoặc đang trong quá trình tiến hành việc xác định lại giới tính, thay đổi giới tính thì không được quyền thay đổi tên theo căn cứ này.

Cũng tương tự như đối với việc thay đổi họ, việc thay đổi tên của cá nhân từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Vì với độ tuổi này, cá nhân đã có sự nhận thức nhất định, đã biết (có khả năng) thể hiện ý kiến, nguyện vọng của mình.

Quy định này đã thể hiện sự tôn trọng ý kiến của chính người được thay đổi tên cũng như đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chính cá nhân. Các quyền, nghĩa vụ dân sự mà cá nhân đã xác lập theo tên cũ không bị ảnh hưởng mà vẫn được giữa nguyên khi cá nhân thay đổi tên gọi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi