Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền thay đổi họ
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 730 Lượt xem

Quyền thay đổi họ

Họ của cá nhân là một trong các yếu tố quan trọng góp phần xác định nguồn gốc của cá nhân. Thông thường, họ là yếu tố có tính bền vững cao và thường ít thay đổi hơn so với tên gọi của cá nhân.

Quyền thay đổi họ là gì?

Quyền thay đổi họ là một trong các quyền về nhân thân của cá nhân được quy định Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó, các nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

– Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại; 

– Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

– Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo học của cha đẻ hoặc mẹ đẻ; 

– Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con; 

– Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; 

– Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi; 

– Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi học;

– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 

Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. 

Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ. 

Tư vấn quyền thay đổi họ trong bộ luật dân sự

Họ của cá nhân là một trong các yếu tố quan trọng góp phần xác định nguồn gốc của cá nhân. Thông thường, họ là yếu tố có tính bền vững cao và thường ít thay đổi hơn so với tên gọi của cá nhân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa suốt cuộc đời cá nhân chỉ mang một họ duy nhất mà cá nhân có quyền thay đổi họ của mình trong một số trường hợp do pháp luật quy định, bao gồm: 

+ Thay đổi họ cho con đẻ tì họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại: Khi cá nhân được đăng kí khai sinh thì cá nhân đó có thể mang họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ tùy theo sự thỏa thuận của cha mẹ. Nếu đứa trẻ mang họ của cha đẻ có thể được thay đổi sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại.

Việc thay đổi họ trong trường hợp này là phù hợp. Tuy nhiên, quy định này còn có một số hạn chế sau đây:

(i) Chưa (không) đưa ra căn cứ để thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại. Việc thay đổi này chỉ cần cha hoặc mẹ có yêu cầu hay phải được sự nhất trí, đồng ý của cả cha đẻ và mẹ đẻ? Có ý kiến cho rằng, vì Điều 27 BLDS năm 2015 không đặt ra yêu cầu cha mẹ phải thỏa thuận về việc chuyển họ cho con nên đương nhiên phải hiểu là chỉ cần cha đẻ hoặc mẹ đẻ yêu cầu thay đổi là đã có đủ căn cứ để chuyển họ người con.

Tuy nhiên, quan điểm khác lại không đồng tình, vì khoản 2 Điều 26 BLDS năm 2015 lại quy định họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ. Tức là việc xác định họ cho con dựa trên sự thỏa thuận của cha mẹ thì việc thay đổi cũng phải tiến hành trên cơ sở thỏa thuận thì mới phù hợp;

(ii) Quy định này không tương thích với các quy định khác trong cùng khoản 1 Điều 27 BLDS năm 2015 về thay đổi họ cho con. Các căn cứ thay đổi họ cho con được ghi nhận tại điểm b, c, d.khoản 1 Điều 27 đều nêu rất rõ quyền yêu cầu thay đổi thuộc về chủ thể nào.

Ví dụ: Điểm d khoản 1 Điều 27 quy định rõ quyền yêu cầu thay đổi họ cho con khi xác định cha, mẹ cho con thuộc về cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của chính người con (khi người con đủ các điều kiện về năng lực hành vi dân sự để tiến hành việc yêu cầu thay đổi họ). 

+ Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ ni. Trường hợp này được áp dụng đối với những đứa trẻ được nhận làm con nuôi. Điều này là hoàn toàn hợp lý với tâm lý của người nhận nuôi đứa trẻ khi muốn người con nuôi mang họ của mình. Hơn thế nữa, việc mang họ của cha nuôi, mẹ nuôi sẽ tạo sự ổn định về tâm lý cho chính đứa trẻ được nhận nuôi.

Ví dụ: Nếu cha nuôi họ Trần, con nuôi họ Hoàng, khi đứa trẻ lớn lên, rất nhiều tình huống cá nhân đó sẽ bị mặc cảm và bị dư luận xã hội nghi hoặc về sự khác họ giữa cha và con. Tuy nhiên, họ của đứa trẻ chỉ thay đổi khi có yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi nếu cha nuôi, mẹ nuôi không yêu cầu thì đứa trẻ vẫn giữ nguyên họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ. 

+ Khi người con nuôi thối làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ. Quy định này áp dụng với những trường hợp một người được nhận làm con nuôi người khác nhưng sau đó người này thôi làm con nuôi người đó. Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi người khác bao gồm:

(1) Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

(2) Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

(3) Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

(4) Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này (Điều 25 Luật nuôi con nuôi năm 2010).

Chủ thể yêu cầu lấy lại họ của người con theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ là người đã chấm dứt làm con nuôi người khác hoặc theo yêu cầu cha đẻ, mẹ đẻ của chính người đó. 

+ Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác đnh cha, mẹ cho con. Xác định cha, mẹ cho con là trường hợp một đứa trẻ được sinh ra mà chưa được xác định cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc đã được xác định trong Giấy khai sinh nhưng sau đó cha đẻ, mẹ đẻ của đứa trẻ được xác định lại.

Trường hợp này, chính cá nhân chưa biết đích danh cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có quyền được yêu cầu Tòa án xác định cha đẻ, mẹ đẻ. Khi xác định cha, mẹ đẻ cho con thì người con được quyền thay đổi họ, tên theo quy định của pháp luật. Chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi họ là chính người con hoặc cha đẻ, mẹ đẻ. 

+ Thay đổi họ ca người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình. Người lưu lạc đã tìm ra huyết thống là người vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà bị lạc khỏi gia đình nhưng sau đó tìm lại được huyết thống của mình.

Ví dụ: Cháu A (1 tuổi) bị lạc mẹ ở Bến xe GL. Cháu được một người nhận nuôi và lấy theo họ của người đó. Đến năm cháu A 5 tuổi thì gia đình tìm được cháu. Trường hợp này cháu A được quyền thay đổi họ theo huyết thống của mình. 

+ Thay đổi họ theo họ của vợ, hcủa chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc ly lại họ trước khi thay đổi. Hiện nay, việc kết hôn với người nước ngoài diễn ra ngày càng nhiều nên quy định này đã đáp ứng và phù hợp với thực tiễn đó. Để thuận lợi cho cuộc sống của chính người kết hôn với người nước ngoài và phù hợp với pháp luật nước ngoài thì quy định này đã cho phép thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. 

Ví dụ: Theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới, trường hợp kết hôn thì người vợ phải bỏ họ của mình để mang họ của chồng. 

+ Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ. Họ của cha, mẹ là cơ sở quan trọng nhất để xác định họ cho con. Do đó, nếu cha, mẹ thay đổi họ thì con được quyền thay đổi theo họ của cha, mẹ. Quy định này áp dụng đối với cả trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi thay đổi họ. 

BLDS năm 2015 vẫn tái kết cấu quy định về quyền thay đổi họ, tên đã được quy định trong BLDS năm 2005. Tuy nhiên, thay vì quy định quyền thay đổi họ, tên trong cùng một điều luật như Điều 27 BLDS năm 2005 thì BLDS năm 2015 đã dành hai quy định để ghi nhận riêng biệt về quyền thay đổi họ (Điều 27) và quyền thay đổi tên (Điều 28).

Sự quy định riêng biệt như BLDS năm 2015 là hợp lý vì có một số căn cứ để thay đổi tên không đồng thời là căn cứ để thay đổi thọ của cá nhân. Ví dụ: Trường hợp một người đã xác định lại giới tính, thay đổi giới tính là căn cứ thay đổi tên nhưng không phải là căn cứ để thay đổi họ. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi