Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền sở hữu mốc giới ngăn cách bất động sản
  • Thứ sáu, 20/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 909 Lượt xem

Quyền sở hữu mốc giới ngăn cách bất động sản

Gia đình nhà bên cạnh nhà tôi lấn chiếm bức tường giữa 2 nhà với lý do họ cho rằng do họ xây bức tường nên thuộc sở hữu của họ. Xin hỏi có đúng không?

 

Nội dung câu hỏi:  

Gia đình tôi và gia đình nhà bên cạnh có chung nhau một bức tường. Tuy nhiên đến nay gia đình nhà bên cạnh đã lấn chiếm bức tường đó và cho rằng bức tường đó thuộc sở hữu của họ vì họ đã bỏ tiền ra xây dựng. Xin hỏi luật sư có điều luật nào quy định về vấn đề này không? Và gia đình nhà bên cạnh gia đình tôi làm như vậy có đúng không?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Dân sự 2005  Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:

1.  Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.

Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì trong trường hợp của bạn do bạn và gia đình bên cạnh đã đồng ý cho gia đình bên cạnh xây tường nhà thì tường nhà đó sẽ thuộc sở hữu chung trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu như, bạn và gia đình kia trước đó có thỏa thuận rằng tường đó thuộc sở hữu của gia đình nhà kia thì việc gia đình nhà kia cho rằng bức tường đó thuộc sở hữu của họ là hợp lý.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi