Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền nhân thân và quyền tài sản có liên quan đến tác phẩm được để thừa kế
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1873 Lượt xem

Quyền nhân thân và quyền tài sản có liên quan đến tác phẩm được để thừa kế

Luật sư cho tôi hỏi: theo quy định của pháp luật các quyền nhân thân và quyền tài sản nào có liên quan đến tác phẩm được để thừa kế? Xin cảm ơn!

 

Câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi: theo quy định của pháp luật các quyền nhân thân và quyền tài sản nào có liên quan đến tác phẩm được để thừa kế? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 738 Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 22, 23 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21-9-2005   quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Trong đó, quyền nhân thân thuộc quyền tác giả bao gồm các quyền sau đây:

(1) Đặt tên cho tác phẩm (quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác);

(2) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

(3) Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

(4) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 742 Bộ luật dân sự năm 2005, trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, các quyền nhân thân khác thuộc quyền tác giả chỉ thuộc vể tác giả của tác phẩm, không được phép chuyển giao cho người khác. Vì vậy, các quyền nhân thân này gắn với tác giả không được để lại thừa kế cho người thừa kế quyền tác giả. Đối với quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được chuyển giao cho người khác theo các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định, nên được để lại thừa kế.

Quyền tài sản thuộc quyển tác giả bao gồm các quyền sau đây:

(1)   Làm tác phẩm phái sinh;

(2)   Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

(3)   Sao chép tác phẩm;

(4)   Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

(5)   Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

(6)   Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Các quyền tài sản thuộc quyền tác giả có thể thuộc quyền của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, hoặc của chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả và có thể được để thừa kế toàn bộ hoặc từng phần theo quy định của pháp luật.

Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản (Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi