Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền lợi của người lao động về việc nghỉ lễ, tết?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2404 Lượt xem

Quyền lợi của người lao động về việc nghỉ lễ, tết?

Thời gian nghỉ lễ, tết có hưởng lương được xác định theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia. Thông thường, các quốc gia trên thế giới quy định thời gian nghỉ lễ tết bao gồm những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước

Quy định ngày nghỉ lễ, tết theo quy định tại Bộ luật lao động

Căn cứ Điều 115 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a)   Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b)  Tết Âm lịch 05 ngày;

c)   Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d)  Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e)   Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

– Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp”.

>>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Lịch nghỉ tết Dương lịch 2021

Tư vấn vấn đề nghỉ lễ, tết theo quy định tại Bộ luật lao động

Thời gian nghỉ lễ, tết có hưởng lương được xác định theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia. Thông thường, các quốc gia trên thế giới quy định thời gian nghỉ lễ tết bao gồm những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước (ngày thành lập nước, ngày cách mạng thành công, ngày giải phóng…), ngày kỷ niệm trọng đại của quốc tế (ngày quốc tế lao động 1/5, ngày quốc tế phụ nữ 8/3…), ngày tết cổ truyền của dân tộc (Tết âm lịch, Tet trung thu…), ngày lễ tôn giáo truyền thống (ngày Phật đản, Lễ Thiên chúa giáng sinh Noel, Lễ các Thánh, Lễ Phục sinh, Lễ Thanh minh, Lễ Đoan ngọ, Lễ Thăng thiên,

Ở Việt Nam, ngày nghỉ lễ, tết được coi là thời gian nghỉ ngơi quan trọng trong năm. Điều 115 quy định tổng thời gian nghỉ lễ, tết trong năm hiện nay là 10 ngày, được hưởng nguyên lương. So với trước, BLLĐ năm 2012 tăng 01 ngày, cụ thể là tăng số ngày nghỉ tết cổ truyền từ 04 ngày lên 05 ngày. Quy định này không chỉ thể hiện sự phù hợp với thông lệ các nước trên thế giới (Trung Quốc: 11 ngày, Philippin: 10 ngày, Indonesia: 14 ngày, Pháp: 10 ngày, Cộng hòa Liên bang Đức: 10-13 ngày tùy theo từng bang nhưng phổ biến nhất 10 ngày), mà còn phù họp với những sự kiện trọng đại và phong tục cổ truyền, văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Điều đáng kể là, do thời gian nghỉ tết âm lịch tương đối dài, nên để phù hợp với kế hoạch, tiến độ công việc trong đơn vị, người sử dụng lao động được quyền lựa chọn 1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm âm lịch hoặc 2 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch. Kết quả lựa chọn này phải được người sử dụng lao động thông báo cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày

Riêng đối với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài những ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều luật này, còn được nghỉ thêm 1 ngày tết cổ truyền và 1 ngày quốc khánh của nước họ. Điều đó thể hiện pháp luật lao động Việt Nam luôn tôn trọng phong tục, tập quán và ngày lễ trọng đại của nước ngoài, đồng thời tôn ừọng quyền được nghỉ và hưởng thụ những giá trị tinh thần trong những dịp lễ, tết trọng đại nhất của người lao động nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam.

Ngoài ra, cũng như luật của Liên bang Nga, Trung Quốc,… khoản 3 Điều 115 quy định nếu những ngày nghỉ lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Vì, hai loại thời gian nghỉ lễ tết và nghỉ hằng tuần có ý nghĩa khác nhau, nên pháp luật quy định thời gian nghỉ bù là hợp lý. Tuy nhiên, do những kỳ nghỉ lễ, tết quy định cứng lại có kỳ nghỉ dài ngày (Tết âm lịch, hoặc 2 ngày nghỉ lễ liền kề 30/4 và 1/5) thực tế có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động, đến an toàn giao thông, trật tự công cộng, vì thế các đơn vị sử dụng lao động phải chủ động và linh hoạt trong việc quy định lịch nghỉ hằng năm với lịch nghỉ lễ, tết cho phù hợp với đơn vị và thực tế cả nước.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI 19006557 để được tư vấn.

>>>>>>> Tham khảo: Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2021

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi