Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 955 Lượt xem

Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người. Còn bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.

Quy định Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác hiện được quy định tại Điều 35 Bộ luật dân sự năm 2015 với nội dung như sau:

Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. 

2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. 

3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

Tư vấn quy định Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Cá nhân được quyền tự quyết đối với cơ thể mình và đối thi thể của họ sau khi chết. Do đó, điều luật này đã ghi nhận quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người. Còn bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định (Bộ phận cơ thể gồm bộ phận tái sinh và bộ phận không tái sinh) (Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006). Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.

Việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

– Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép;

– Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học;

– Không nhằm mục đích thương mại;

– Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

(Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006).

Phù hợp với quy định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006, tại khoản 1 Điều luật này cũng ghi nhận cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

Quyền nhân thân này của cá nhân thể hiện tính nhân đạo cao cả. Mô, bộ phận cơ thể của con người khi còn sống hoặc sau khi chết có thể đem lại sự sống cho cá nhân khác hoặc có thể là căn cứ để phát triển các nghiên cứu khoa học, có tác dụng cứu giúp rất nhiều các bệnh nhân khác.

Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

Nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác là quyền nhân thân thể hiện việc cá nhân được quyền chữa bệnh và quyền được sống. Đây còn là quyền nhân thân của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học. Các tổ chức này nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để thực hiện các hoạt động với mục đích: chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

Văn bản chuyên ngành điều chỉnh việc hiến bộ phận cơ thể ở người sống hiện nay là Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có hiệu lực từ ngày 01/7/2007. Luật này quy định chi tiết và đầy đủ các nội dung như điều kiện hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể; quy trình thủ tục tiến hành; quyền lợi, nghĩa vụ của bên hiến và bên nhận; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể cả khi cá nhân còn sống hay khi đã chết đều gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến tình cảm gia đình, các quan niệm truyền thống của nhân dân.

Thay vì quy định thành 3 điều luật độc lập như BLDS năm 2005 (Điều 33 về quyền hiến bộ phận cơ thể; Điều 34 về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết và Điều 35 về quyền nhận bộ phận cơ thể người) thì BLDS năm 2015 đã ghép, gộp lại để quy định về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong một Điều luật duy nhất.

Cấu trúc mới trong BLDS năm 2015 được đánh giá là tinh gọn, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu và nghiên cứu. Bên cạnh đó, tên Điều luật đã bổ sung thêm trường hợp “hiến, nhận mô” bị bỏ sót trong BLDS năm 2005. Việc bổ sung này hoàn toàn phù hợp với Luật hiến, ghép, lấy mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi