Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
  • Thứ sáu, 22/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3192 Lượt xem

Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

Điều 156 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bổ sung thêm quyền tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

 

1. Khái niệm quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

Điều 156 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định”.

Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

Tạm hoãn hợp đồng lao động

2. Bình luận và phân tích quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

Tiếp tục kế thừa tính ưu việt của Điều 112 Bộ luật Lao động năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007), Điều 156 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bổ sung thêm quyền tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai. Quy định này nhằm phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của lao động nữ làm công việc hoặc ngành nghề không bảo đảm cho sự phát triển của thai nhi cũng như quá trình làm mẹ an toàn của lao động nữ. Điều đó thể hiện rằng pháp luật lao động đặc biệt chú trọng bảo vệ lao động nữ mang thai trong thời gian tham gia quan hệ lao động.

Về quyền tạm hoãn hợp đồng lao động, đây là nội dung mới được bổ sung thêm, thể hiện sự cụ thể quy định tại khoản 4 Điều 32 BLLĐ. Theo đó, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động, lao động nữ không phải báo cho người sử dụng lao động biết trước.

Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, ngoài quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37 BLLĐ, nội dung Điều luật này đã cụ thể thêm trường hợp lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tùy thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định, chứ không theo thời hạn quy định như các trường hợp khác (quy định tại khoản 1 Điều 37 BLLĐ).

Điều đó cho thấy rằng, việc bảo vệ lao động nữ mang thai có ý nghĩa quan trọng hơn so với việc bảo vệ người sử dụng lao động khi lao động nữ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi