Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài ?
  • Thứ tư, 20/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1482 Lượt xem

Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài ?

Tôi muốn đi xuất khẩu lao động nên đã tham gia lớp học tiếng để xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Sau đó tôi đã được sang Nhật Bản làm việc nhưng khi qua Nhật Bản thì tôi phải học ở nghiệp đoàn tiếp nhận 1 tháng trước khi về công ty làm và được nghiệp đoàn cho đi khám lại sức khỏe thì phát hiện tôi bị viêm gan trong khi trước đó công ty ở Việt Nam không cho tôi đi khám sức khỏe trước khi bay. Công ty bên Nhật Bản từ chối nhận vào làm việc, vì vậy tôi phải về nước. Tôi xin hỏi công ty bên Việt Nam làm như vậy có sai luật không.

Câu hỏi:

Kính thưa Luật sư. Vừa qua tôi muốn đi xuất khẩu lao động nên đã tham gia lớp học tiếng để xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Sau đó tôi đã được sang Nhật Bản làm việc nhưng khi qua Nhật Bản thì tôi phải học ở nghiệp đoàn tiếp nhận 1 tháng trước khi về công ty làm và được nghiệp đoàn cho đi khám lại sức khỏe thì phát hiện tôi bị viêm gan trong khi trước đó công ty ở Việt Nam không cho tôi đi khám sức khỏe trước khi bay. Bây giờ tôi bị công ty bên Nhật Bản từ chối nhận vào làm việc, vì vậy tôi phải về nước. Tôi xin hỏi công ty bên Việt Nam làm như vậy có sai luật không. Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình thưa Luật sư. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi.

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau: 

–  Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 : ” Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.” 

–  Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn là người lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài theo hình thức : Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 17 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 : 

“1. Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và có những nội dung chính sau đây:

a) Thời hạn của hợp đồng;

b) Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài; ngành, nghề, công việc phải làm;

c) Địa điểm làm việc;

d) Điều kiện, môi trường làm việc;

đ) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

e) An toàn và bảo hộ lao động;

g) Tiền lương, tiền công, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ;

h) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt;

i) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;

k) Chế độ bảo hiểm xã hội;

l) Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

m) Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;

n) Tiền môi giới (nếu có);

o) Trách nhiệm của các bên khi người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

p) Giải quyết tranh chấp;

q) Trách nhiệm giúp đỡ người lao động gửi tiền về nước.

2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với từng thị trường lao động.”

Như vậy, nếu công ty ở Việt Nam không cho bạn đi khám sức khỏe là trái quy định pháp luật

Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài ?

Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài ?

–  Nghĩa vụ của công ty: 

Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định:

“2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Các nghĩa vụ quy định tại các điều 13, 16, 18, 23, 24, 25 và 26 của Luật này;

b) Trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn và số lượng người lao động của địa phương đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài;

c) Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động;

đ) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài;

e) Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;

g) Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

h) Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;

i) Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật;

k) Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;

l) Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.”

 Theo đó, công ty phải có nghĩa vụ bồi thường cho bạn về thiệt hại khi bạn không được ở lại Nhật Bản làm việc.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi