Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3624 Lượt xem

Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động

Cán bộ công đoàn cơ sở có quyền gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động trong đơn vị và tình hình sử dụng lao động

 

1. Khái niệm quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Căn cứ Điều 191 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

– Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động.

– Đến các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà mình đại diện.

– Những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được thực hiện các quyền hạn quy định tại điều này.

Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động

Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở

2. Bình luận và phân tích quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Theo Điều 191, có thể hiểu quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động bao gồm các quy định của Nhà nước cho phép cán bộ công đoàn cơ sở được thực hiện đối với người sử dụng lao động và người lao động trong đơn vị nhằm thực hiện và nâng cao vai trò đại diện tập thể lao động trong quan hệ lao động. Đây cũng là điều luật mới được bổ sung trong BLLĐ năm 2012.

– Trước hết, cán bộ công đoàn cơ sở có quyền gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động trong đơn vị và tình hình sử dụng lao động. Mục đích của quyền này là nhằm để cán bộ công đoàn nắm được tình hình sản xuất kinh doanh trong đơn vị, việc thực hiện hợp đồng lao động, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác, các vấn đề về điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động (việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động…) và những yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động. Từ đó, cán bộ công đoàn có thể bàn bạc, thảo luận với người sử dụng lao động về kế hoạch sản xuất, kinh doanh, sử dụng lao động, bảo đảm các điều kiện lao động cho người lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm doanh thu, lợi nhuận của đơn vị.

– Ngoài quyền trực tiếp gặp người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn cơ sở còn có quyền đến nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi, trách nhiệm mà mình đại diện. Một mặt, chứng kiến được thực tế lao động của người lao động, xem xét việc thực hiện nội quy lao động, hợp đồng lao động và các thỏa thuận, cam kết khác; mặt khác, cán bộ công đoàn nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người lao động, trao đổi, động viên hoặc đưa ra hướng giải quyết khi có những vấn đề phát sinh liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động. Từ việc đi sâu, đi sát và gắn bó với người lao động, cán bộ công đoàn mới đưa ra được các ý kiến xác đáng, các giải pháp phù hợp với nhu cầu, mong muốn của người lao động và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích cho người lao động trong đơn vị.

Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động

– Đặc biệt, để phù hợp với các quy định khác về việc bổ sung vai trò của tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp tham gia đại diện cho người lao động trong đơn vị chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, khoản 3 điều luật này quy định quyền của cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp. Theo đó, ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được thực hiện các quyền hạn quy định tại điều này.

Quy định này không chỉ hướng đến việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong đơn vị vì lý do nào đó mà chưa thành lập công đoàn cơ sở, mà còn tạo cơ sở pháp lý để cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp nắm được tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị, cũng như tình hình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, nhu cầu của người lao động trong đơn vị, để đưa ra các kiến nghị, yêu cầu xác đáng đối với bên người sử dụng lao động trong quá trình đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, đóng góp ý kiến trong việc ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng và ban hành nội quy lao động, quy chế và cam kết khác, nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích các bên. Với các cơ sở pháp lý vững chắc này, cán bộ công đoàn cơ sở sẽ thực hiện tốt hơn vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình đối với người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Như vậy, về cơ bản, việc quy định cụ thể, rõ ràng các quyền của cán bộ công đoàn cơ sở, cũng như quyền của cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp trong trường hợp đơn vị chưa có tổ chức công đoàn cơ sở như trên là hợp lý. Không chỉ thể hiện sự phù hợp với các quy định khác về chủ thể, nội dung, mục đích đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và ký kết thỏa ước lao động tập thể, mà còn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, cũng như đã trình bày trong phần bình luận Điều 188, là với số lượng lớn các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong chỉ tiêu được biên chế, thì liệu cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở có thực hiện tốt được các quyền này hay không?

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi