Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định về khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6970 Lượt xem

Quy định về khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm

Khám chỗ ở, địa điểm là lục soát trong phạm vi khu vực chỗ ở hoặc địa điểm thuộc quyền quản lý, hay thuộc sở hữu của người bị khám xét.

1. Quy định về khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Theo quy định tại Điều 195 – Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện như sau:

Quy định về khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm

“1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.

4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.

Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.

5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.”

2. Tư vấn và bình luận về quy định về khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Thứ nhất: Khám chỗ ở, địa điểm là lục soát trong phạm vi khu vực chỗ ở hoặc địa điểm thuộc quyền quản lý, hay thuộc sở hữu của người bị khám xét.

Chỗ ở là nơi một hộ hay một người đang cư trú. Chỗ ở có thể là nhà riêng hoặc là buồng, khu vực trong cơ quan, xí nghiệp đã phân cho cá nhân làm chỗ ở riêng hoặc các buồng ở nhà trọ, khách sạn đã được cá nhân thuê để ở riêng hoặc là phương tiện giao thông vận tải như xe, tàu, thuvền đang được cá nhân sử dụng để ở.

Địa điểm có thể là vườn, đất, ruộng thuộc khu vực chỗ ở hoặc ngoài khu vực chỗ ở mà thuộc quyền quản lý, sở hữu của cá nhân là đối tượng bị khám xét.

Thứ hai: Căn cứ để khám xét chỗ ở, địa điểm, chỗ làm việc, thẩm quyền ra lệnh khám xét.

Thứ ba: Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có một đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và một người láng giềng chứng kiến vì sự có mặt của những thành phần đó đảm bảo việc khám xét, thu giữ vật chứng được khách quan và đúng thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Mặt khác, giúp cho người bị khám xét yên tâm, tin tưởng và không phải lo sợ là có những phần tử xấu giả mạo cơ quan chức năng đến khám xét, xâm phạm tính mạng, tài sản của họ.

Thứ tư: Để bảo đảm thu giữ kịp thời vật chứng, ngăn chặn việc tiêu huỷ chứng cứ, Điều 195 quy định việc khám chỗ ở, địa điểm được tiến hành khi vắng mặt chủ nhà trong các trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày. Việc khám xét trong các trường hợp nói trên phải có sự chứng kiến của một đại diện chính quyền và hai người láng giềng.

 Quy định về khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm

Thứ năm: Điều 195 quy định trong trường hợp bình thường thì không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, xét thấy cần phải khám ngay để ngăn chặn việc phân tán, tiêu huỷ chứng cứ thì có thể khám vào ban đêm nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản khám xét.

Thứ sáu: Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó và đại diện của cơ quan hoặc tổ chức chứng kiến, trừ trường hợp người bị khám chỗ làm việc không có mặt mà việc khám không thê trì hoãn thì vẫn tiến hành khám, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản khám xét. Trường hợp này, khi khám xét cần có hai người đại diện cơ quan hoặc tổ chức chứng kiến.

Thứ bảy: Trong quá trình tiến hành khám chỗ ở, địa điểm, nơi làm việc thì những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám xét, nếu có lý do chính đáng cần tạm thời ra ngoài thì phải được sự đồng ý của người khám xét và sẽ bỊ giám sát chặt chẽ. Khi khám xét, những người có mặt không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc trao đổi với những người khác cho đến khi khám xong.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi