Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định về biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc ?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2255 Lượt xem

Quy định về biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc ?

Con trai tôi 23 tuổi, 1 năm qua cháu có sử dụng ma túy đá. Gia đình tôi đã đưa cháu đi cai nghiện ở trung tâm cai nghiện bắt buộc, cháu rất ngoan và cai nghiện thành công. Gia đình tôi đã bảo lãnh cho cháu về, mới đầu cháu rất ngoan nhưng vừa qua cháu có xin về quê làm giấy tờ, tôi thấy cháu đã thay đổi nên đồng ý nhưng cháu lại bỏ đi và không về nhà. Bây giờ tôi muốn đưa cháu vào trường cải tạo để lao động có được không ?

Câu hỏi:

Kính thưa Luật sư. Con trai tôi năm nay 23 tuổi, 1 năm qua cháu lén gia đình đi chơi với bạn và có sử dụng ma túy đá tổng hợp. Gia đình tôi đã đưa cháu đi cai nghiện ở trung tâm cai nghiện ma túy, này cháu đã khỏe mạnh và được gia đình bảo lãnh về nhà đến nay đã được 2 tháng. Trong giai đoạn đầu cháu rất ngoan ngoãn không đi chơi đâu hết, vừa qua hai cháu xin chị và ba mẹ về quê ở Ấp Lộc Thanh, xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh để làm lại giấy chứng minh, gia đình thấy cháu thay đổi nên đồng ý để cháu về quê làm giấy tờ. Cháu nói về quê 3 ngày sẽ xuống nhưng hết 3 ngày cháu lại nói muốn xuống thành phố chơi nên tôi đồng ý nhưng qua ngày thứ ba cháu không xuống mà cũng không về nhà nên tôi cùng chị cháu hoảng hốt chạy về quê tìm kiếm. Khi gặp cháu, chị cháu đã khuyên cháu xuống làm phụ chị,  cháu hứa chiều hôm sau sẽ xuống nhưng tới  ngày thứ năm cháu không về nhà mà ở nhà bạn chơi. Tôi tới tìm gặp nhưng không thấy cháu, bạn cháu nói đi thăm bạn ở Tây Ninh. Tôi rất sợ cháu sẽ quay lại đường cũ nên muốn tìm kiếm được cháu rồi gửi vào trường cải tạo lao động để cháu có thời gian suy nghĩ lại không biết như vậy có hợp lý không ? Rất mong chuyên gia có thể cho tôi giải pháp đúng đắn.

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau :

Theo thông tin bác cung cấp thì con trai bác 23 tuổi, đã từng sử dụng trái phép chất ma túy và phải đi cai nghiện ở trung tâm cai nghiện và được gia đình bảo lãnh về 2 tháng. Hiện nay con trai bác có hành vi bỏ nhà đi không về nhà, bác rất lo lắng vì sợ con trai bác sẽ theo con đường cũ và muốn gửi cháu vào trường cải tạo lao động.

Theo Điều 93 Luật xử lý vi phạm hành chính số 02/VBHN-VPQH quy định biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:

“Điều 93. Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.”

– Căn cứ Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính số 02/VBHN-VPQH  quy định về đi tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc:

” 1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.”

Như vậy, con trai bác hiện không thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, bởi đối tượng bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

–  Bên cạnh đó, theo quy định Điều 70 Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 :

“Điều 70. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.
3. Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
4. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng.”
Như vậy, biện pháp  đưa vào trường giáo dưỡng chỉ áp dụng với người chưa thành niên phạm tội. Theo quy định tại

Điều 68 Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:

“Điều 68. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này.”
Theo đó, con trai bác không phải là người chưa thành niên nên không thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, nếu con trai bác có hành vi tái phạm sử dụng ma túy trái phép thì bác có thể tố giác về tội sử dụng chất ma túy trái phép, bởi con bác đã được giáo dục tại địa phương và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo quy định tại Điều 199 Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009  về tội sử dụng trái phép chất ma túy:
“1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.”
Như vậy, con bác có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến hai năm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa biết rằng con bác có hành vi sử dụng ma túy trái phép hay không. Theo chúng tôi, bác nên khuyên bảo cháu tu chí làm ăn, chăm chỉ lao động để trở thành công dân có ích cho xã hội, không phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.
Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi