Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quy định về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2865 Lượt xem

Quy định về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

Đây là quy định mới được bổ sung trong Bộ luật Lao động 2012, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

 

1. Khái niệm bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

Căn cứ Điều 193 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

– Công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn.

– Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương.

– Cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tố chức do công đoàn trả lương, được người sử dụng lao động bảo đảm phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo thoả ước lao động tập thể hoặc quy chế của người sử dụng lao động.

Quy định về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn

2. Bình luận và phân tích vấn đề bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

Đây là quy định mới được bổ sung trong Bộ luật Lao động 2012, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Theo Điều 193, các điều kiện mà người sử dụng lao động phải bảo đảm cho cho công đoàn hoạt động, bao gồm các điều kiện về nơi làm việc và điều kiện về thời gian hoạt động công đoàn được trả lương đối với cán bộ công đoàn. Đây là các điều kiện cần thiết, quan trọng nhằm bảo đảm và nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn theo tinh thần “có thực mới vực được đạo”. Nghĩa là tổ chức công đoàn không thể hoạt động nếu không có nơi làm việc, cán bộ công đoàn không thể hoạt động công đoàn nếu không được nghỉ làm việc và không được bảo đảm đời sống.

Về bảo đảm điều kiện hoạt động của công đoàn cơ sở, khoản 1 điều này cụ thể hóa việc “tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động” trong khoản 3 Điều 189. Theo đó, công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn. Xét về mặt tài sản giữa các chủ thể trong quan hệ lao động, thì quy định này hợp lý và khả thi. Hơn nữa, khi công đoàn được thành lập không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, mà còn tham gia quản lý lao động trong đơn vị, cùng với người sử dụng lao động thỏa thuận các điều kiện lao động, sử dụng lao động nhằm tăng cao năng suất hiệu quả lao động. Trong thực tế ở các đơn vị sử dụng lao động, khi tổ chức công đoàn cơ sở được thành lập, người sử dụng lao động đều bảo đảm tốt các điều kiện này.

Về bảo đảm điều kiện hoạt động của cán bộ công đoàn: Đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách, theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Công đoàn, cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ tổ phó tổ công đoàn trở lên. Như vậy, cán bộ công đoàn không chuyên trách là những người lao động trong đơn vị, họ cũng phải thực hiện các nghĩa vụ và hưởng các quyền lợi do người sử dụng lao động trả theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể (nếu có).

Quy định về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức

Song, theo quy định tại khoản 2 điều luật này, họ được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương. Cụ thể, được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; được sử dụng 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm. Ngoài ra, cán bộ công đoàn không chuyên trách còn được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập…

Có ý kiến cho rằng, việc cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn là hợp lý, chú trọng quyền đại diện của tập thể lao động, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động công đoàn khi được người lao động tín nhiệm bầu ra.

Tuy nhiên, quy định người sử dụng lao động phải trả lương cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn là không hợp lý. Vì tiền lương được trả trên cơ sở hao phí sức lao động mà người lao động đã bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trong khi đó cán bộ công đoàn không thực hiện nghĩa vụ lao động theo thỏa thuận. Ngoài ra, khi được hưởng lương và bảo đảm các quyền lợi khác từ người sử dụng lao động, thì e rằng cán bộ công đoàn không chuyên trách khó đưa ra những ý kiến, quan điểm trái với lợi ích của người sử dụng lao động. Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách, theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Công đoàn, cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.

Như vậy, cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức nhà nước, nên trong thời gian hoạt động công đoàn ở đơn vị, họ hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do những hoạt động công đoàn nhằm hướng đến mục đích ổn định và phát triển hài hòa quan hệ lao động nên pháp luật quy định họ được hưởng các quyền lợi về phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong đơn vị theo thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của người sử dụng lao động. Quy định này nhằm động viên cán bộ công đoàn chuyên trách trong việc cống hiến vì mục đích chung của đơn vị sử dụng lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi