Thời gian (hạn) bảo hộ bản quyền tác giả?
Không phải việc bảo hộ nào cũng là mãi mãi, việc bảo hộ bản quyền cũng có những giới hạn nhất định tùy thuộc vào hình thức đăng ký bảo hộ. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có quy định cụ thể về thời gian bảo hộ bản quyền đối với từng loại hình được chấp thuận bảo hộ.
Khác với quyền sở hữu tài sản khác, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng chỉ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định do pháp luật quy định.
Thời gian (hạn) bảo hộ quyền tác giả là gì?
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là thời hạn các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được pháp luật bảo hộ.
Giới hạn thời gian bảo hộ quyền tác giả có tác động đến giá trị các quyền, nhất là các quyền khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ. Trong thời hạn bảo hộ, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền hưởng nhuận bút, thù lao hoặc lợi ích vật chất khi cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình. Sau khi hết thời hạn bảo hộ, các chủ thể được tự do sử dụng tác phẩm nên tác giả chỉ còn một số quyền nhân thân không thể chuyển giao mà không thể chi phối việc sử dụng nó hoặc yêu cầu bất cứ lợi ích vật chất nào từ việc sử dụng tác phẩm nữa (quyền tài tài sản).
Các quyền tác giả đối với các tác phẩm có thời gian bảo hộ khác nhau, có một số quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn, một số quyền chỉ được bảo hộ trong một thời gian xác định
Những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Thời gian Bảo hộ bản quyền tác giả tại Việt Nam có những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
– Tác phẩm báo chí
– Tác phẩm âm nhạc
– Tác phẩm sân khấu
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh)
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
– Tác phẩm nhiếp ảnh
– Tác phẩm kiến trúc
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Tư vấn thời gian bảo hộ bản quyền tác giả gọi 0961.589.688 – 0981.378.999
Thời gian (hạn) bảo hộ bản quyền tác giả phụ thuộc vào các yếu tố?
Quyền bảo hộ các loại hình nêu trên bao gồm: Quyền nhân thân và quyền tài sản. Thời gian bảo hộ bản quyền tác giả tùy thuộc vào quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu.
Đối với quyền nhân thân bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm, Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quyền nhân thân này có thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả là vĩnh viễn.
Đối với quyền nhân thân là quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản, thời gian bảo hộ bản quyền được quy định rõ trong luật Sở hữu trí tuệ như sau:
Thời gian bảo hộ bản quyền tác giả tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh
Thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện và tác phẩm không thuộc loại hình nêu trên
Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
Thời hạn bảo hộ bảo hộ bản quyền tác giả nêu trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Theo Công ước Berne, quyền tác giả được bảo hộ ít nhất trong suốt cuộc đời của tác giả cộng với 50 năm sau khi tác giả chết, đối với các tác phẩm khuyết danh thì thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ khi tác phẩm được phổ cập đến công chúng một cách hợp pháp (Điều 7).
– Thời hạn bảo hộ quyền tác giả trong Hiệp định TRIPS cũng quy định giống như trong Công ước Berne là tối thiểu 50 năm kể từ khi công bố hợp pháp, tối thiểu 50 năm kể từ ngày tác phẩm được sáng tác. Trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu 75 năm kể từ ngày công bố hợp pháp, tối thiểu 100 năm kể từ ngày tác phẩm được sáng tác (áp dụng đối với tác phẩm không tính theo đời người).
Để đảm bảo lợi ích của chủ thể được bảo hộ, khuyến khích hoạt động sáng tạo và trên cơ sở các hiệp định, điều ước quốc tế, Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
– Các quyền được bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả, không thể chuyển giao cho người khác. Đó là quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc tên bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc tên bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây hại đến danh dự và uy tín của tác giả, kể cả trường hợp tác giả không là chủ sở hữu tác phẩm hoặc tác phẩm đã được chuyển giao cho chủ thể khác. Riêng quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là quyền nhân thân, tuy nhiên có thể chuyển giao cho người khác nên thời hạn bảo hộ theo thời hạn bảo hộ quyền tài sản.
– Các quyền được bảo hộ trong thời hạn bao gồm quyền nhân thân quy định tại Khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên, đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
Trong trường hợp tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, nếu tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. LÀ Việc kéo dài thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là vì những nguyên nhân khác nhau, do có những trường hợp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không công bố tác phẩm trong thời hạn hai mươi lăm năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
Trong trường hợp này, việc quy định thời hạn bảo hộ tối đa là một trăm năm kể từ khi tác phẩm được định hình là nhằm khuyến khích tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sớm công bố và tránh trường hợp lợi dụng để kéo dài thời hạn được bảo hộ.
Các tác phẩm khác có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Thời hạn bảo hộ trong các trường hợp nêu trên chấm dứt vào thời điểm 24h ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật nước ta phù hợp với Công ước Berne và Hiệp định TRIPS, tạo nên sự thống nhất áp dụng khi nước ta trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) như hiện nay
Trường hợp cần tư vấn hoặc yêu cầu cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền, quý khách hàng có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại 2024
Với nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện kinh doanh hàng hóa trên thị trường nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, gây dựng thương hiệu ra sao, làm thế nào để tạo dựng tên tuổi trên thị trường, thì nhiều cá nhân tổ chức đã tìm đến hình thức bắt đầu bằng việc nhượng quyền thương...
Quyền tác giả có phải đăng ký không?
Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đó được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng...
Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...
Nhãn hiệu Tiếng Anh là Gì? Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác...
Phương thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là gì?
Khi bí mật kinh doanh bị xâm phạm, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt...
Xem thêm