Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định pháp luật về nghĩa vụ của con cái với cha mẹ
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5412 Lượt xem

Quy định pháp luật về nghĩa vụ của con cái với cha mẹ

Bố mẹ tôi sinh được hai anh em tôi. Sau khi bố tôi mất, tôi được mẹ cho một mảnh đất xây nhà ở riêng, còn mẹ tôi ở cùng với anh tôi. Gần đây giữa mẹ và anh tôi xảy ra mâu thuẫn, vậy anh tôi có thể đuổi mẹ ra khỏi nhà không?

 

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi về quy định pháp luật về nghĩa vụ của con cái với cha mẹ? của bạn Luật Hoàng Phi xin được tư vấn như sau:

Theo điểm d khoản 1 điều 10 Luật nhà ở 2014: “d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó”

Quy định pháp luật về nghĩa vụ của con cái với cha mẹ

Nghĩa vụ của con cái với cha mẹ

Như vậy anh trai bạn với tư cách là chủ sở hữu căn nhà có quyền không cho người khác ở nhờ. Tuy nhiên trường hợp của gia đình bạn còn được pháp luật gia đình điều chỉnh. Điều 70,71 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2.  Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3.  Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4.  Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5.  Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.”

“2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”

Do vậy trong trường hợp của gia đình bạn, anh trai bạn đuổi mẹ bạn ra khỏi nhà là trái với chuẩn mực đạo đức xã hội và vi phạm pháp luật. Vì thế bạn có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ, giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi