Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quy định của pháp luật về thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
  • Thứ sáu, 22/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3481 Lượt xem

Quy định của pháp luật về thực hiện công việc theo hợp đồng lao động

Điều 30 quy định về nghĩa vụ của người lao động trong việc thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và cách xác định địa điểm làm việc.

 

1.  Quy định của pháp luật lao động về thực hiện công việc theo hợp đồng lao động: 

Theo quy định Điều 30 Bộ luật lao động 2012 về thực hiện công việc theo hợp đồng lao động:

“Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên.”

 Quy định của pháp luật về thực hiện công việc theo hợp đồng lao động

Công việc theo hợp đồng

2. Bình luận về quy định thực hiện công việc theo hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động:

Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người lao động trong việc thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và cách xác định địa điểm làm việc của người lao động.

a. Về nghĩa vụ của người lao động trong việc thực hiện công việc theo hợp đồng lao động:

 Mong muốn lớn nhất của người sử dụng lao động đối với người lao động của mình là người lao động hoàn thành tốt công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và cũng vì vậy mà thực hiện, hoàn thành công việc được giao đã trở thành nghĩa vụ trung tâm, nghĩa vụ lớn nhất của người lao động trong quan hệ lao động. Để thực hiện tốt nghĩa vụ này thì người lao động sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ lao động khác như chấp hành nghiêm chỉnh quy định về thời giờ làm việc, quy trình giải quyết công việc, quy trình công nghệ, giao tiếp với khách hàng, xử lý tốt các mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp dưới, cấp trên… vì suy cho cùng việc thực hiện các nghĩa vụ này cũng là để phục vụ cho mục đích cao nhất là hoàn thành tốt công việc của người lao động. Thành tích công việc của người lao động là một trong những tiêu chí đặc biệt quan trọng để người sử dụng lao động quyết định chế độ đãi ngộ nhân sự đối với người lao động đó (mức lương, thưởng, phụ cấp, các chế độ phúc lợi, vấn đề thay đổi vị trí công việc, thăng tiến, mức độ gắn bó lâu dài trong quan hệ lao động…).

Một trong những đặc thù của quan hệ lao động là “hàng hóa” mà các bên mua bán trong quan hệ này chính là “sức lao động của người lao động”, nó gắn liền, không tách rời bản thân người lao động đã giao kết hợp đồng lao động, đồng thời gắn chặt với “quá trình lao động” do người lao động tiến hành. Đây chính là cơ sở quan trọng để Nhà nước quy định công việc theo hợp đồng lao động phải do chính người lao động đã giao kết hợp đồng lao động thực hiện, mà không phải do người lao động khác thực hiện và cũng không được chuyển giao cho người khác. Đây cũng là quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2012.

 Trước đây, Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) có quy định: Công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không được giao cho người khác, nếu không có sự đồng ỷ của người sử dụng lao động. Nếu như trước đây quy định theo hướng người lao động có thể chuyển công việc của mình cho người khác thực hiện khi đã được người sử dụng lao động “đồng ý” thì hiện nay Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2012 không còn quy định theo hướng này. Quy định như Bộ luật Lao động năm 2012 là hợp lý, vì trên thực tế nếu người sử dụng lao động đã đồng ý cho người lao động dừng thực hiện công việc theo hợp đồng lao động trong một thời gian thì người sử dụng lao động đã có phương án – xử lý vấn đề này, kể cả việc người sử dụng lao động sẽ phân công một người lao động khác hoặc giao kết hợp đồng lao động với một người lao động mới để thực hiện thay công việc cho người lao động trong thời gian nghỉ.

 b. Về cách xác định địa điểm làm việc của người lao động:

Địa điểm làm việc là một trong các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động, là nơi thực hiện công việc và các nghĩa vụ lao động khác của người lao động theo hợp đồng lao động giao kết và quy định của người sử dụng lao động, về nguyên tắc, người lao động chỉ phải làm việc tại địa điểm đã ấn định trong hợp đồng.

Quy định của pháp luật về thực hiện công việc theo hợp đồng lao động

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động cũng có những ngoại lệ trong việc xác định địa điểm làm việc của người lao động. Chẳng hạn, khi người sử dụng lao động thực hiện quyền chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động thì địa điểm làm việc của người lao động có thể phải thay đổi phù hợp với yêu cầu của công việc mới và không cần có sự thỏa thuận với người lao động. Trong trường hợp khác, hai bên có thể thỏa thuận để thay đổi địa điểm làm việc của người lao động so với hợp đồng lao động đã giao kết trong một thời gian nhất định hoặc vô hạn định.

 Việc thay đổi địa điểm làm việc của người lao động trong một thời gian nhất định do hai bên thỏa thuận không nhất thiết các bên phải sửa điều khoản về địa điểm làm việc trong hợp đồng lao động đã giao kết. Ngược lại, với trường hợp thay đổi địa điểm làm việc vô hạn định, các bên phải sửa đổi điều khoản về địa điểm làm việc trong hợp đồng lao động đã giao kết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi