Quy định của pháp luật về lập di chúc tại Cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
Câu hỏi :
Chào luật sư Hoàng Phi. Tôi có một vấn đề cần luật sư giải đáp: Bố tôi mới lập bản di chúc để lại một số
Câu hỏi:
Chào luật sư Hoàng Phi. Tôi có một vấn đề cần luật sư giải đáp: Bố tôi mới lập bản di chúc để lại một số tài sản cho các con. Tôi biết để di chúc được hợp pháp thì phải đi công chứng bản di chúc đó. Vậy luật sư cho tôi hỏi thủ tục lập di chúc tại Cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được quy định như thế nào?
Trả lời:
Với câu hỏi này chúng tôi xin trả lời như sau:
Tư vấ lập di chúc, gọi: 1900 6557
Theo quy định tại Điều 635, 636 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người để lại di sản có thể yêu cầu lập di chúc tại Cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Việc lập di chúc này phải tuân theo thủ tục sau đây:
– Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
– Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
– Khi yêu cầu công chứng bản di chúc, theo quy định tại Điều 40 Luật công chứng năm 2014 cũng đã quy định rất cụ thể hồ sơ, giấy tờ mà người lập di chúc phải xuất trình để yêu cầu Công chứng viên, hoặc đại diện ủy ban nhân dân công chứng, chứng thực di chúc. Các tài liệu đó bao gồm:
+ Phiếu yêu cầu công chứng di chúc theo mẫu;
+ Dự thảo di chúc;
+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định phải có (ví dụ, văn bản từ chối nhận di sản của người thừa kế khác).
Trước khi công chứng, chứng thực di chúc, Công chứng viên hoặc đại diện của úy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải kiểm tra các giấy tờ do đương sự xuất trình và xác định: năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc. Công chứng viên hoặc đại diện của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải đặt ra các câu hỏi để xác định: người để lại di sản thực sự tự nguyện trong việc lập di chúc, người để lại di sản ở trạng thái minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dổi, đe doạ hoặc bị cưỡng ép; nội dung của di chúc bằng văn bản ghi rõ và đầy đủ các điểm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Công chứng viên, hoặc đại diện của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì Công chứng viên, hoặc đại diện của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ chối công chứng, chứng thực di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Người để lại di sản, người làm chứng (nếu có) phải ký vào di chúc trước mặt Công chứng viên, đại diện của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Sau đó, Công chứng viên hoặc đại diện của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký tên vào di chúc để công chứng, chứng thực việc lập di chúc. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng, chứng thực trong các trường hợp ngươi yệu cầu công chứng, chứng thực người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, chứng thực, người làm chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Bản di chúc được công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự và phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ.
Bản di chúc được công chứng, chứng thực phải ghi rõ thời điểm công chứng, chứng thực (ghi rõ ngày, tháng, năm công chứng, chứng thực di chúc; có thể ghi giờ, phút nếu người yêu cầu công chứng, chứng thực đề nghị hoặc Công chứng viên, đại diện của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công chứng, chứng thực di chúc thấy cần thiết. Các con số phải được ghi cả bằng số và chữ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); Ghi rõ họ, tên, chức vụ của người có thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc; địa điểm công chứng, chứng thực di chúc phải được ghi rõ trong di chúc, sau đó mới ký tên và đóng dấu của Cơ quan công chứng, chứng thực.
Di chúc được Cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ công nhận đúng người để lại di sản đã lập di chúc và những điều viết trong di chúc là thể hiện ý chí của người để lại di sản.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn pháp luật về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:
Câu hỏi: Có được nhờ người khác đi công chứng văn bản di chúc của mình không?
Người bố đã viết sắn một bản di chúc để định đoạt tài sản của mình gồm hai căn nhà được xây dựng liền kể nhau cho hai con trai và đưa bản di chúc này cho người con trai cả để anh ta ra lấy xác nhận của Cơ quan công chứng. Nhưng đến nơi, Công chứng viên yêu cầu người bố phải đến tận Phòng Công chứng để yêu cầu công chứng bản di chúc chứ không được nhờ người khác đi công chứng. Yêu cầu của Công chứng viên có đúng hay không?
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014:
“ Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
Mục đích của việc công chứng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các hợp đồng, giấy tờ, di chúc đã được Cơ quan công chứng chứng nhận hoặc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trị chứng cứ. Các quy định pháp luật về công chứng từ trước đến nay đều quy định cụ thể về việc công chứng các hợp đồng, tài liệu nói chung, công chứng di chúc nói riêng. Cụ thể, tại Điều 44 Luật công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:
“1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng”
Tổ chức hành nghề công chứng có thể là Phòng Công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, hoặc Văn phòng Công chứng do một Công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật. Văn phòng Công chứng do hai Công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
Đối với việc công chứng di chúc, khoản 1 Điều 56 Luật công chứng 2014 đã quy định rất rõ: “Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.”. Do vậy, người lập di chúc không thuộc các trường hợp được yêu cầu công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng, phải tự mình đến tổ chức hành nghề công chứng yêu cầu Công chứng viên công chứng di chúc, chứ không thể nhờ người khác đem di chúc đã lập sẵn đến tổ chức hành nghề công chứng yêu cầu công chứng.
Vì vậy, trong trường hợp này, Công chứng viên yêu cầu người bố đến Cơ quan công chứng để yêu cầu Cơ quan công chứng công chứng di chúc là phù hợp quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
2/9 năm 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày?
Khác với quy định của Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã có nhiều thay đổi lớn, trong số đó, quy định về thời gian nghỉ lễ Quốc khánh cũng được kéo dài ra thành 02 ngày....
Xử lý trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Tôi có ký hợp đồng với công ty nội thất, theo đó trong thời hạn 1 tháng công ty phải hoàn thành số đồ dùng tôi đặt và giao hàng cho tôi. Tuy nhiên, từ khi giao kết hợp đồng đến nay đã hơn 4 tháng nhưng công ty vẫn chưa giao đủ hàng cho tôi và thoái thác bằng nhiều lý do. Tôi có thể kiện công ty vi phạm hợp đồng...
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 gồm những tài liệu gì? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết...
Tội mua dâm người dưới 18 tuổi theo quy định Bộ luật hình sự
Tội mua dâm người dưới 18 tuổi là hành vi của người phạm tội dùng tiền hoặc những lợi ích vật chất khác để trả cho người bán dâm là người chưa thành niên để thực hiện giao cấu với người...
Xem thêm