Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động năm 2012
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1465 Lượt xem

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động năm 2012

Theo quy định tại Điều 242 Bộ luật lao động năm 2012, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động thuộc trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ

 

1. Khái niệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động năm 2012

Căn cứ Điều 242 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Bộ luật”.

2. Bình luận và phân tích quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động năm 2012

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động năm 2012

Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động thuộc trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ. Một số nội dung khó hoặc không thể quy định chi tiết ngay trong Bộ luật do yêu cầu, do việc phân định chức năng của các cơ quan trong công tác xây dựng pháp luật và cũng không loại trừ nguyên nhân về năng lực của đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật ở nước ta.

Trước đây, trong Bộ luật Lao động năm 1994 Quốc hội giao ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật (Điều 198 Bộ luật Lao động năm 1994). Thực hiện quy định này, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, thậm chí có những chương của Bộ luật đã có nhiều nghị định hướng dẫn các nhóm nội dung khác nhau. Ví dụ: Chương XIV về giải quyết tranh chấp lao động đã có tới 04 nghị định, trong đó 01 nghị định hướng dẫn về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, 01 nghị định hướng dẫn về việc hoãn đình công, ngừng đình công, 01 nghị định hướng dẫn về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra, 01 nghị định quy định cảc danh mục không được đình công). Tiếp tục, để hướng dẫn các nghị định đã có rất nhiều thông tư, thông tư liên tịch do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và một số bộ, cơ quan ngang bộ ban hành. Từ đó, số lượng các văn bản dưới luật được ban hành khá lớn, nhiều nội dung của Bộ luật Lao động cũng phải chờ văn bản hướng dẫn mới có thể triển khai thực hiện và khó tránh khỏi sự thiêu đông bộ, nhất quán trong các quy định của pháp luật. Tình trạng này đã gây nhiều khó khăn cho các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật và làm cho hiệu quả của Bộ luật trên thực tế không cao. Đây cũng là tình trạng chung trong công tác xây dựng pháp luật ở nước ta trong một thời gian rất dài.

Hiện nay, tình trạng này đã được cải thiện một cách đáng kể bằng cách khi xây dựng Bộ luật Lao động, cơ quan làm luật phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo các quy định trong Bộ luật đủ cụ thể, có thể thực hiện được ngay mà không cần đến văn bản dưới luật. Chỉ một số nội dung chưa có điều kiện quy định cụ thể trong Bộ luật thì Quốc hội giao Chính phủ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tiết và hướng dẫn thi hành. Với định hướng đó, Bộ luật Lao động năm 2012 đã giao Chính phủ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành 35 điều, khoản trên tổng số 242 điều (tại các điều: 12, 14, 21, 23, 31, 51, 52, 54, 63, 73, 74, 90, 91, 92, 93, 98, 106, 130, 135, 142, 147, 167, 171, 172, 175, 176, 184, 187, 198, 199, 215, 220, 221, 240, 241), về 12 nhóm nội dung sau: Việc làm; Hợp đồng lao động; Đối thoại tại nơi làm việc, thỏa ước lao động tập thể; Tiền lương; Bồi thường theo trách nhiệm vật chất; An toàn lao động, vệ sinh lao động; Sử dụng người lao động cao tuổi; Giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Chính sách đối với người lao động khuyết tật, người làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; Tuổi nghỉ hưu; Giải quyết tranh chấp lao động và đình công; Hiệu lực của Bộ luật Lao động. Vì vậy, Điều 242 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định cụ thể về phạm vi trách nhiệm của Chính phủ, cơ quan nhà nước trong việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật: “Chính phủ, cơ quan có thâm quyền quy định chi tiêt, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Bộ luật” (35 điêu, khoản nói trên).

Về nguyên tắc, Chính phủ, cơ quan nhà nước không được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các nội dung không được giao trong Bộ luật, trừ trường hợp được sự cho phép của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều này sẽ hạn chế một cách tối đa các văn bản dưới luật và các nội dung của Bộ luật phải phụ thuộc vào văn bản dưới luật, tạo thuận lợi cho tất cả các chủ thể liên quan.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi