Trang chủ Phân biệt quần thể và quần xã
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 6302 Lượt xem

Phân biệt quần thể và quần xã

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là những nội dung kiến thức bổ ích mà chúng ta được học trong bộ môn sinh học. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được quần thể sinh vật với quần xã sinh vật.

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc phân biệt rõ hai khái niệm này thông qua bài viết Phân biệt quần thể và quần xã.

Quần thể là gì?

– Khái niệm:

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

– Quá trình hình thành quần thể sinh vật thường trải qua các giai đoạn chủ yếu sau:

Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới.

Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống của môi trường mới sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.

Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái, dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện sống.

– Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể bao gồm quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh:

+ Quan hệ hỗ trợ:

Các cá thể cùng loài có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành quần tụ cá thể, điều này giúp chúng dễ kiếm ăn, chống lại kẻ thù, bảo vệ nhau và gây hiệu quả tâm lí giúp các quá trình sinh lí của sinh vật diễn ra tốt hơn. Hiện tượng đó được gọi là “hiệu quả nhóm”. Ví dụ:Quần tụ cây chống gió, chống mất nước. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông nhựa mọc gần nhau.

Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ là đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

+ Quan hệ cạnh tranh

Khi mức độ quần tụ vượt quá mức cực thuận sẽ dẫn tới hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài về thức ăn, nơi ở, ánh sáng, các nguồn sống khác; các con đực tranh nhau để giành con cái…

Các cơ chế để giảm sự cạnh tranh cùng loài:Ăn lẫn nhau như việc Cá lớn nuốt cá bé, cá mập nở trước ăn các phôi chưa nở, tự tỉa thưa ở thực vật: các cành phía dưới, các cây nhỏ không lấy đủ ánh sáng, không quang hợp được → chết → mật độ phân bố của thực vật giảm.

Bên cạnh đó còn có cơ chế cách ly: Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú, …. đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản. Kết quả dẫn đến mỗi nhóm bảo vệ một khu vực sống riêng, một số cá thể phải tách ra khỏi đàn

Ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cả quần thể.

Thông thường ở các sinh vật cùng loài: quan hệ hỗ trợ diễn ra trước, sau dẫn đến cạnh tranh, quan hệ sinh thái chủ yếu là quan hệ sinh sản để duy trì nòi giống.

Quần xã là gì?

– Khái niệm quần xã sinh vật:

Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

– Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:

+ Các mối quan hệ sinh thái

Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, nơi ở, các loài trong quần xã gắn bó chặt chẽ với nhau bằng các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng nhau.Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh và hợp tác. Trong quan hệ hỗ trợ, các loài hoặc đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.

Quan hệ đối kháng bao gồm quan hệ cạnh tranh, kí sinh, ức chế – cảm nhiễm và quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. Trong quan hệ đối kháng, loài được lợi sẽ thắng thế và phát triển, loài bị hại sẽ bị suy thoái. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cả hai loài ít nhiều đều bị hại.

+ Hiện tượng khống chế sinh học

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

Phân biệt quần thể và quần xã

Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật có những điểm khác nhau để phân biệt như sau:

– Quần thể sinh vật:

+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.

+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

– Quần xã sinh vật:

+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài

+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.

+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch.

+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn

định hơn quần thể.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Phân biệt quần thể và quần xã. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (9 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Khu kinh tế là gì? Điều kiện thành lập khu kinh tế?

Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an...

Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc?

Theo quy định tại Chương V Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì theo đó, bằng lái xe hạng A1 sẽ  cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 từ đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái...

Nợ xấu có vay được ngân hàng chính sách không?

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu trữ trong thời gian tối đa 05 năm trừ trường hợp CIC có chính sách cung cấp thông tin...

Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?

Văn phòng công chứng hoạt động theo quy định của pháp luật. Vậy Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7...

Bệnh viện Trưng Vương thuộc tuyến nào?

Bệnh viện Trưng Vương là bệnh viện đa khoa hạng I của thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, bệnh viện là một trong 4 đơn vị được Sở Y tế công nhận là đơn vị y tế đủ điều kiện tổ chức khám sức khỏe cho các đối tượng theo thông tư...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi