Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Phải xử lý thế nào khi bị bạn mượn xe đem đi cầm cố?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1264 Lượt xem

Phải xử lý thế nào khi bị bạn mượn xe đem đi cầm cố?

Ngày 22/12/2016 tôi có cho bạn mượn một chiếc xe máy Yamaha Nozza trị giá 30 triệu đồng để đi công chuyện nhưng bạn tôi lại đem đi ra tiệm cầm cố để vay tiền trả nợ. Tôi phải xử lý thế nào trong trường hợp này để lấy lại được xe?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Nguyễn Tiến Đạt, tôi có câu hỏi xin được Luật sư tư vấn như sau:

Ngày 22/12/2016 tôi có cho bạn tôi là anh Nguyễn Thành Vinh mượn một chiếc xe, hiệu Yamaha Nozza trị giá 30 triệu đồng để đi có công chuyện gấp. Tuy nhiên, người bạn này đã mang xe máy của tôi đến tiệm cầm đồ để cắm lấy tiền trả nợ. Tôi có yêu cầu bạn tôi phải mang tiền đến chuộc xe lại cho tôi nhưng anh ta không chịu. Tôi cũng đã làm bản tường trình gửi đến cơ quan công an và yêu cầu họ giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa lấy lại được xe. Vậy Luật sư có thể tư vấn cho tôi bây giờ tôi phải làm gì để lấy lại được xe? Bạn tôi có thể bị xử lý như thế nào với hành vi này?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 về Cầm cố tài sản như sau:

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, với trường hợp này, anh Vinh lấy lý do phải đi công chuyện gấp nên mượn xe của bạn, nhưng thực chất là mang xe ra hiệu để cầm cố vay tiền trả nợ. Tuy nhiên, vì chiếc xe này không phải là tài sản thuộc sở hữu của anh Vinh, do vậy giao dịch cầm cố này không được pháp luật cho phép, đây là một giao dịch dân sự vô hiệu và là hành vi vi phạm pháp luật

Phải xử lý thế nào khi bị bạn mượn xe đem đi cầm cố?

Phải xử lý thế nào khi bị bạn mượn xe đem đi cầm cố?

Do đó, theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy, khi phát hiện ra hành vi của người bạn của bạn, bên cạnh việc làm đơn tường trình tới cơ quan công an xã thì bạn có thể làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan công an huyện để yêu cầu giải quyết. Khi yêu cầu cơ quan công an giải quyết bạn phải có bằng chứng chứng minh được chiếc xe máy này là tài sản thuộc sở hữu của mình như là cung cấp giấy tờ xe để công an có cơ sở bảo vệ quyền lợi cho bạn.

Bên cạnh đó, với hành vi vi phạm của mình, anh Vinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do đó, với hành vi vi phạm của mình, anh Hưng có thể bị bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi