Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ông bà có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho cháu không?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3374 Lượt xem

Ông bà có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho cháu không?

Tôi đã ly hôn, tôi là người trực tiếp nuôi con trai 4 tuổi và được chồng cũ của tôi cấp dưỡng 3 triệu đồng một tháng cho con tôi. Nay chồng cũ của tôi bị tai nạn mất thì bố mẹ anh có nghĩa vụ tiếp tục cấp dưỡng cho cháu thay anh có đúng không?

Câu hỏi:

Tôi là nhân viên văn phòng, đã ly hôn cách đây 2 năm và tôi cũng là người trực tiếp nuôi con trai 4 tuổi, chồng cũ của tôi cấp dưỡng cho con chung của chúng tôi mỗi tháng 3 triệu đồng từ khi chúng tôi ly hôn cho tới nay. Mới đây, chồng cũ của tôi bị tai nạn mất đồng nghĩa với việc cấp dưỡng của anh đối với con trai chúng tôi không còn. Vậy tôi có thể yêu cầu bố mẹ anh có nghĩa vụ tiếp tục cấp dưỡng cho cháu thay anh có đúng không? Vì bố mẹ anh còn rất khỏe mạnh và có thu nhập rất cao hằng tháng

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng cũ của chị đối với con chung của hai người là hoàn toàn chính đáng, thể hiện được trách nhiệm cũng như thực hiện được quyền của người cha đối với con. Việc cấp dưỡng đúng theo quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.

Quy định tại Điều 118 về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

“Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi chồng cũ của chị chết và nghĩa vụ này không thể chuyển giao cho người khác nên chị không có quyền yêu cầu bố mẹ của chồng cũ của chị thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thay anh ấy.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về, chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi