Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nội dung quản lý nhà nước về lao động như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8256 Lượt xem

Nội dung quản lý nhà nước về lao động như thế nào?

Quản lý nhà nước về lao động là một trong những lĩnh vực quản lý của Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào nội dung quản lý

Khái niệm nội dung quản lý nhà nước về lao động theo quy định tại Bộ luật lao động

Căn cứ quy định tại Điều 235 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

“Quản lý nhà nước về lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

– Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động;

– Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung cầu lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội. Quy định danh mục những nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

– Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động;

– Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ‘ổn định và tiến bộ;

– Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật;

– Hợp tác quốc tế về lao động”.

Nội dung quản lý nhà nước về lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Quản lý nhà nước về lao động

Bình luận và phân tích nội dung quản lý nhà nước về lao động theo quy định tại Bộ luật lao động

Quản lý nhà nước về lao động là một trong những lĩnh vực quản lý của Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào nội dung quản lý, sử dụng các biện pháp quản lý nhằm tác động vào đối tượng quản lý, bảo đảm và thúc đẩy quan hệ lao động, thị trường lao động phát triển theo những định hướng mà Nhà nước đã đặt ra.

Điều 235 Bộ luật Lao động quy định về các nội dung quản lý nhà nước về lao động, bao gồm:

–  Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lao động. Đây là nội dung quản lý nhằm bảo đảm về xây dựng thế chế phục vụ quản lý, nói cách khác là tạo công cụ quản lý, trong đó công cụ pháp luật là quan trọng nhất của quản lý nhà nước về lao động.

–  Các nội dung phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, như: Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung cầu lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kể hoạch về nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội. Quy định danh mục những nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

–   Các nội dung nhằm đảm bảo duy trì, ổn định và làm lành mạnh môi trường lao động và quan hệ lao động, như: Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động; Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

–   Hoạt động hợp tác quốc tế về lao động. Quan hệ lao động đang đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa, họp tác nói chung và hợp tác về lao động là lĩnh vực quan trọng hiện nay nhiều quốc gia phải quan tâm. Do đó, Nhà nước phải thực hiện chính sách họp tác quốc tế nhằm mở rộng quan hệ quốc tế, mở rộng thị trường lao động để bảo đảm công ăn, việc làm, nâng cao kỹ năng, tay nghề, cung cách làm ăn để người lao động có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cho người lao động.

Nội dung quản lý nhà nước về lao động theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Trên thực tế, hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lao động trong thời gian gần đây đã có những bước tiến quan trọng cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp. Bộ luật Lao động năm 2012 về cơ bản đã đảm bảo yêu cầu về tính cụ thể, minh bạch, khả thi. Chính phủ, các bộ cũng đã ban hành tương đối đầy đủ các nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành những điều, khoản được giao trong Bộ luật.

Đây là hệ công cụ đặc biệt quan trọng Nhà nước sử dụng để quản lý lao động, điều tiết hoạt động của thị trường lao động, điều chỉnh việc thiết lập, duy trì và chấm dứt quan hệ lao động. Các hoạt động duy trì, phát triển nguồn nhân lực cũng được quan tâm và được thực hiện bằng nhiều chương trình, biện pháp và nguồn lực khác nhau. Các hoạt động hỗ trợ thị trường lao động, làm lành mạnh môi trường lao động, quan hệ lao động cũng được xúc tiến một cách hiệu quả hơn.

Hoạt động hợp tác quốc tế về lao động ngày càng thu được nhiều kết quả hơn, từ việc ký kết, gia nhập, phê chuẩn, nội luật hóa các công ước quốc tế về lao động, đến các hoạt động hợp tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ký kết các điều ước quốc tế song phương, đa phương về lao động với một số quốc gia trên thế giới.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tiêu chuẩn đảng viên như thế nào?

Với những ai đang đặt cho mình mục tiêu được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam và trở thành đảng viên thì việc tìm hiểu tiêu chuẩn đảng viên là điều vô cùng cần...

Cấp sổ đỏ trong trường hợp chưa chuyển quyền sử dụng đất

Chào luật sư Hoàng Phi. Năm 1990 gia đình tôi có xây dựng một ngôi nhà 90m2 trên đất vườn mà bố mẹ tôi để lại. Gia đình tôi sử dụng ổn định đất từ đó đến nay và không hề có tranh chấp gì xảy...

Quy định về việc giám định bổ sung mới nhất

Trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ trưng cầu giám định bổ...

Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật

Anh Minh sống độc thân không có gia đình, không con cái. Khi qua đời, anh ấy cũng không để lại di chúc hay bất kì lời nhắn nào. Vậy, xin hỏi mảnh đất của anh Minh sẽ được xử lý như thế...

Cho cầm đồ do ăn trộm mà có thì phạm tội gì?

Tôi có thực hiện việc cầm đồ chiếc xe máy cho một người, sau khi cầm đồ thì cơ quan công an vào thu giữ chiếc xe và bảo đó là xe do trộm cắp mà có, vậy công an có quyền thu chiếc xe đó không? tôi có bị phạm tội gì...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi