Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì?
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 9374 Lượt xem

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì?

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là các cơ sở khám, chữa bệnh đã lựa chọn và đăng ký để ghi vào phần cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ bảo hiểm y tế, là nơi người tham gia bảo hiểm y tế sẽ đến khám và được xác định là nơi chuẩn đoán bệnh đầu tiên.

Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội nhằm giúp người lao động và gia đình khi gặp các rủi ro về sức khỏe ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Trên mỗi tấm thẻ bảo hiểm y tế đều có dòng chữ: “Nơi ĐK KCB BĐ” – Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Vậy Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Tại sao phải quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu? Có được tự ý chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hay không? Cùng Luật Hoàng Phi giải đáp các thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì?

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là các cơ sở khám, chữa bệnh đã lựa chọn và đăng ký để ghi vào phần cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ bảo hiểm y tế, là nơi người tham gia bảo hiểm y tế sẽ đến khám và được xác định là nơi chuẩn đoán bệnh đầu tiên.

Trường hợp cơ sở không đủ chuyên môn hoặc không đảm bảo về cơ sở vật chất theo quy định pháp luật để điều trị sẽ tiến hành chuyển người tham gia bảo hiểm lên tuyến trên.

Ví dụ: Trên thẻ bảo hiểm y tế của Nguyễn Công A có địa chỉ: Hạnh Phúc, Quảng Hòa, Cao Bằng và ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: Trạm Y tế xã Hạnh Phúc. Theo đó, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của A là Trạm Y tế xã Hạnh Phúc. Khi đến khám tại đây được xác định là khám đúng tuyến, còn nếu A đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội mà vẫn muốn sử dụng bảo hiểm y tế thì sẽ phải có giấy chuyển tuyến vì không đúng nơi khám chữa bệnh ban đầu đã đăng ký.

Như vậy, việc hiểu rõ Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? rất quan trọng, giúp người tham gia tự biết bảo vệ quyền lợi của mình.

Tại sao phải quy định nơi khám chữa bệnh ban đầu?

Việc quy định nơi khám chữa bệnh ban đầu không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động quản lý của Nhà nước mà còn có ảnh hưởng lớn tới chính người tham gia bảo hiểm.

Đối với Nhà nước: Quy định về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế nhằm quản lý người bệnh được tốt hơn.

Đối với người tham gia bảo hiểm y tế: Người có thẻ được khám chữa bệnh một cách thuận tiện tại cơ sở y tế gần nơi cư trú hoặc công tác.

Có được tự ý chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hay không?

Sau khi đã hiểu Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? cũng như ý nghĩa của nó chúng tôi sẽ giải đáp tiếp vấn có được tự ý lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hay không.

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện như sau:

Điều 8. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”

Còn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT.

Theo các quy định trên, chúng ta rút ra kết luận:

Thứ nhất: Mọi người được quyền lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, tức là việc lựa chọn hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người tham gia bảo hiểm mà không ai ép buộc.

Thứ hai: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà người tham gia lựa chọn phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ không phải cơ sở nào cũng được phép làm nơi để đăng ký khám chữa bệnh. Theo đó, phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Phải là các cơ sở y tế, bệnh viện được thành lập theo quy định của pháp luật, có giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Y, bác sĩ làm việc trong cơ sở bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu;

+ Đối với các cơ sở khám chữa bệnh như trạm y tế ở các phường, thị trấn, trạm quân y… nếu chưa được cấp giấy phép hoạt động thì phải đảm bảo về điều kiện vật chất, thiết bị khám chữa bệnh, đủ số lượng y bác sĩ;

+ Đối với phòng khám gia đình tư nhân thì phải đáp ứng các điều kiện như cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ khám chữa bệnh, số lượng y bác sĩ làm việc tại phòng khám và trình độ chuyên môn,…;

+ Còn nếu là phòng khám đa khoa thì pháp luật yêu cầu bắt buộc phải có chuyên khoa nội và chuyên khoa ngoại, nếu phòng khám có dịch vụ khám chữa bệnh cho đối tượng là trẻ em thì còn phải bổ sung thêm khoa nhi.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Đối với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã và tuyến huyện sẽ không phân biệt về địa giới hành chính, tức là bạn có thể tự do lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh nào mà thuận tiện, phù hợp với nhu cầu khám, chữa bệnh của bản thân. Còn đối với tuyến tỉnh và tuyến trung ương thì cần phải thuộc các trường hợp tại Điều 9 của Thông tư 40/2015/TT-BYT mới có thể đăng ký tại cơ sở này.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng Phi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi