Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Những căn cứ phân loại chế độ ưu đãi là gì?
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 769 Lượt xem

Những căn cứ phân loại chế độ ưu đãi là gì?

Người có công là tất cả mọi người Việt Nam, không phân biệt bằng bất cứ tiêu chí nào, có cống hiến cho đất nước ở mọi lĩnh vực vì vậy, đối tượng được suy tôn là người có công rất rộng.

Những căn cứ phân loại chế độ ưu đãi là gì? trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân thích chi tiết hơn về nội dung này.

Căn cứ vào đối tượng ưu đãi 

Người có công là tất cả mọi người Việt Nam, không phân biệt bằng bất cứ tiêu chí nào, có cống hiến cho đất nước ở mọi lĩnh vực. Vì vậy, đối tượng được suy tôn là người có công rất rộng.

Tuy nhiên, đối tượng thuộc diện hưởng ưu đãi ở đây chủ yếu là những người có công với cách mạng. Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29/6/2005 đã được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 thì những người có công với cách mạng gồm 12 đối tượng. Đó là: 

– Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; 

– Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; 

– Liệt sĩ;

– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

– Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;

– Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;

– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

– Bệnh binh;

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; 

– Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày: 

– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; 

– Người có công giúp đỡ cách mạng. 

Việc xác định các đối tượng ưu đãi như trên phản ánh thực tế hoàn cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam – một cuộc cách mạng mang tính toàn dân, lâu dài với những đóng góp, hy sinh của nhiều tầng lớp nhân dân ở những mức độ và hình thức khác nhau.

Xác định đối tượng trên còn căn cứ vào tính chất của chế độ ưu đãi, là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội, chủ yếu tập trung vào những đối tượng có công cần phải giúp đỡ. Vì vậy, cách phân loại trên được thể hiện rõ nét trong pháp luật ưu đãi xã hội hiện hành.

Những đối tượng khác như các nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ nhân dân, những người có thành tích trong văn hoá, thể thao… mang lại vinh quang cho dân tộc cũng có thể coi là những người có công nhưng không phải là đổi tượng thường xuyên trong chế độ ưu đãi xã hội hiện hành vì họ không thực sự cần sự trợ giúp của xã hội.

Những ưu đãi, suy tôn đối với họ, nếu có, thường mang tính hình thức như những phần thưởng và danh hiệu vinh dự.

Căn cứ vào các quy định trên cũng có thể xếp đối tượng ưu đãi xã hội thành hai nhóm: người có công và những thành viên trong gia đình người có công cần thiết phải ưu đãi. Cách chia này nhằm phân biệt ưu đãi xã hội và ưu đãi người có công là hai thuật ngữ khác nhau.

Tuy nhiên, việc ưu đãi các thành viên hợp lý trong gia đình người có công cũng trên cơ sở những cống hiến, công sức của người có công và nhu cầu của chính họ (người có công).

Do đó, trong những trường hợp nhất định, người ta có thể dùng ưu đãi người có công thay cho thuật ngữ ưu đãi xã hội mà vẫn đạt được mục đích diễn đạt. Tuy nhiên, nếu đặt trong hệ thống an sinh xã hội thì ưu đãi xã hội vẫn là thuật ngữ hợp lý và được sử dụng phổ biến. 

Căn cứ vào lĩnh vực ưu đãi 

Ưu đãi xã hội là những ưu tiên, đãi ngộ của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội đối với người có công. Họ là những người có đóng góp to lớn, cống hiến, hy sinh cho đất nước, cho dân tộc.

Chính vì vậy, họ có thể trở thành những người bị thương tật, bị suy giảm khả năng lao động, hoặc đã cống hiến phần lớn sức lực và tuổi trẻ, hy sinh cho đất nước nên bàn thân và thân nhân của họ có hoàn cảnh sinh sống khó khăn hơn những người khác.

Sự khó khăn này không chỉ đơn giản là nguồn sống vật chất mà còn cả đời sống tinh thần, hoà nhập xã hội… Do đó, chế độ ưu đãi đối với họ phải tính đến và thực hiện trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần. Nếu căn cứ vào các lĩnh vực ưu đãi, chế độ ưu đãi xã hội hiện hành được thể hiện ở các lĩnh vực cơ bản sau: 

– Ưu đãi trợ cấp là khoản tiền ưu đãi cho những người có công hoặc thân nhân của họ nhằm ổn định và nâng cao đời sống vật chất cho người được ưu đãi. Tuỳ từng trường hợp, căn cứ vào mức độ cống hiến và nhu cầu trợ giúp mà chế độ trợ cấp đối với người có công được chi trả hàng tháng hay một lần. 

Từ khi hình thành chế độ ưu đãi đến nay, vấn đề trợ cấp ưu đãi luôn là lĩnh vực trọng tâm trong chế độ ưu đãi xã hội ở nước ta. 

– Ưu đãi về giáo dục đào tạo là những ưu tiên, ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đối với người có công và các thân nhân của họ.

Tuỳ từng đối tượng và sự tham gia trong hệ thống giáo dục, đào tạo công lập mà sự ưu đãi thường là miễn giảm về học phí, chu cấp học bổng, ưu tiên tuyển sinh và trợ cấp, nuôi dưỡng trong thời gian học…

– Ưu đãi trong lĩnh vực việc làm là những ưu tiên, ưu đãi đối với những người có công và các thân nhân của họ trong lĩnh vực tuyển chọn lao động, đảm bảo việc làm, hướng nghiệp, đào tạo nghề… nhằm tạo cơ hội để họ thực hiện quyền lao động, hoà nhập xã hội và ổn định đời sống.

Sự ưu đãi này còn bao gồm cả việc tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở sản xuất của họ hoạt động hiệu quả. Đó là những vấn đề rất cần thiết trong cơ chế kinh tế thị trường. 

– Ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ là những ưu tiên, ưu đãi trong việc khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng… nhằm đảm bảo và tăng cường sức khoẻ cho người có công. 

– Các ưu đãi khác ngoài các hình thức ưu đãi nói trên, Nhà nước còn ưu đãi đối với người có công trong những lĩnh vực khác như ưu đãi về nhà ở, công trình ghi công, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần… 

Như vậy, các lĩnh vực ưu đãi được xác định ở nước ta cũng đã tương đối toàn diện, đáp ứng nhu cầu cơ bản của đối tượng ưu đãi. 

Các căn cứ khác 

Ngoài hai căn cứ trên, cũng có thể chia các chế độ ưu đãi xã hội căn cứ vào hình thức của sự ưu đãi như: Ưu đãi vật chất (tiền: trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hoặc hiện vật: ưu đãi về nhà, đất sử dụng…) và ưu đãi về tinh thần (cấp tiền mua báo nhân dân, chúc tết, ghi công, tưởng niệm, truy điệu, thờ cúng…);

Căn cứ vào nhu cầu, mục đích ưu đãi để phân biệt: các ưu đãi đảm bảo mức sống (trợ cấp ưu đãi) và các ưu đãi để hoà nhập xã hội (ưu đãi về y tế, giáo dục, việc làm) hoặc căn cứ vào nguồn đảm bảo chế độ ưu đãi có thể chia: các chế độ ưu đãi được đảm bảo bằng ngân sách trung ương và các chế độ ưu đãi được đảm bảo bằng ngân sách địa phương… 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi