Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5706 Lượt xem

Những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự?

Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định những căn cứ khởi tố vụ án hình sự nhưng trong thực tế vẫn có những trường hợp do nhiều lý do khác nhau đã khởi tố vụ án hình sự không đúng với quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự

Khái niệm căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

–  Không có sự việc phạm tội;

–  Hành vi không cấu thành tội phạm;

–  Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

–  Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

–  Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

–  Tội phạm đã được đại xá;

–  Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

–  Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố”.

Bình luận và phân tích căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

– Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định những căn cứ khởi tố vụ án hình sự nhưng trong thực tế vẫn có những trường hợp do nhiều lý do khác nhau đã khởi tố vụ án hình sự không đúng với quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Do giới hạn giữa khởi tố và không khởi tố vụ án đối với nhiều hành vi trong thực tiễn là rất khó xác định, dễ nhầm lẫn khi phân tích để áp dụng pháp luật. Đã có không ít trường hợp, việc khởi tố không chính xác đã mang lại những hậu quả xấu cho công dân và xã hội. Nhằm phòng ngừa việc khởi tố vụ án hình sự một cách thiếu chính xác, không đúng căn cứ pháp luật, tạo thuận lợi cho công dân cũng như cán bộ công chức của các cơ quan áp dụng pháp luật dễ dàng nhận ra những trường hợp không đủ căn cứ để khởi tố vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự quy định những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.

–  Những quy định trong Điều 157 là sự kết hợp các quy phạm của Bộ luật hình sự quy định các trường hợp không phải là tội phạm với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về những yếu tố loại trừ căn cứ khởi tố vụ án. Những quy định này là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Theo Điều luật quy định, khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự thì không được khởi tố vụ án hình sự mà cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

–  Điều luật quy định bảy căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự. Một trong bảy căn cứ đó là độc lập và chỉ cần có một trong bảy căn cứ đó, cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Bảy căn cứ đó là:

+ Không có sự việc phạm tội.

Điểm này được hiểu là không xảy trong thực tế sự việc mà có thể coi là tội phạm. Tuy nhiên, vấn đề khởi tố hay không khởi tố được đặt ra trước cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với tội phạm và có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bởi có sự tố giác của công dàn, hoặc có tin báo của cơ quan, tổ chức về sự việc mà họ cho là tội phạm, có thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong đó theo sự đánh giá của các cơ quan này là đã có hành vi phạm tội. Những điều đó diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do nhầm lẫn của người tố giác, có thể do khinh suất khi tiếp nhận thông tin của cơ quan đã báo tin đến các cơ quan có thẩm quyền, mặc dù có sự việc xảy ra nhưng sự việc đó không có dấu hiệu tội phạm. Cũng có thể do vu khống, giả tạo. Đặc biệt có những trường hợp, những hiện tượng mà không thể phân biệt tội phạm hay không phải tội phạm nếu không có kiến thức chuyên môn về khoa học hình sự như có người chết, nhưng không có các tội phạm có liên quan như bức tử, giúp đỡ người khác tự sát, không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng…

+  Hành vi không cấu thành tội phạm.

Trường hợp này được hiểu là đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra, nhưng hành vi đó không có đủ những dấu hiệu cấu thành một tội phạm cụ thể nào quy định trong Bộ luật hình sự. Về mặt hình thức có thể có những hành vi có một số dấu hiệu giống như tội phạm, thậm chí có một số dấu hiệu đã được quy định trong cấu thành tội phạm cụ thể nào đó trong Bộ luật hình sự, nhưng không đầy đủ. Để xác định là có tội phạm cụ thể nào đó, hành vi được xem xét phải có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành một tội phạm trong một điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự hiện hành. Trong thực tế, có thể những hành vi giống như tội phạm như thế đã được thực hiện một cách không có lỗi, hoặc có hậu quả xấu gây ra cho xã hội nhưng không đáng kể, hoặc số lượng tài sản chiếm đoạt, hay thiệt hại chưa đạt đến mức điều luật của Bộ luật hình sự quy định về tội phạm đó. Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi tuy về hình thức có dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể nhưng tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không phải là tội phạm. Hành vi đã có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, thi hành mệnh lệnh, bắt giữ người phạm tội, những rủi ro trong nghiên cứu khoa học… thì không thể bị khởi tố về hình sự.

Tóm lại, khi mà hành vi hoặc là không có lỗi, hoặc là gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho xã hội không đáng kể; hoặc là hành vi được thực hiện không phải bởi những chủ thể mà Bộ luật hình sự quy định có thể là chủ thể của tội phạm đó, hoặc đã có những tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, thì có căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.

+  Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một người là căn cứ quan trọng để khởi tố về hình sự đối với hành vi của họ và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó. Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự 2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự được hiểu chính xác là chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với những loại tội phạm cụ thể.

Theo quy định tại Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 12 của Bộ luật hình sự hiện hành, khi hành vi nguy hiểm cho xã hội do người chưa đủ 14 tuổi thực hiện là có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.

Cũng theo quy định tại các điều luật vừa nêu, nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội do người chưa đủ 16 tuổi thực hiện mà hành vi đó không phải là tội phạm rất nghiêm trọng, tức là chưa đến mức gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với hành vi phạm tội ấy là đến mười lăm năm tù, thì cho dù hành vi đó có được thực hiện một cách cô ý, cũng có căn cứ đê không khởi tố vụ án hình sự.

Người chưa đủ 16 tuổi, có hành vi gây nguy hại rất lớn cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với hành vi phạm tội ấy là đến mười lăm năm tù, nhưng đó là hành vi được thực hiện một cách vô ý, thì cũng có căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.

Tuổi của người chịu trách nhiệm hình sự được khẳng định trên cơ sở giấy khai sinh (bản gốc), sổ đăng ký khai sinh và các bằng chứng xác thực khác. Các giấy tờ phản ánh ngày sinh của người đang bị xem xét vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự phải đủ độ tin cậy. Nếu có nghi ngờ thì phải trưng cầu giám định về tuổi.

Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật.

Hành vi phạm tội của một người sau khi đã có bản án có hiệu lưc của Toà án tức là đã được phán quyết. Khi hành vi của một người đã được Toà án nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phán quyết và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, thì cũng có nghĩa là công lý về vấn đề và sự kiện pháp lý làm phát sinh các quan hệ tố tụng hình sự ban đầu đã được xác lập. Đó là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.

Quyết định đình chỉ vụ án có thể là văn bản của Viện kiểm sát hoặc Toà án nhằm chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự.

Trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Viện kiểm sát phải quyết định việc đình chỉ vụ án khi có đủ căn cứ luật định và quyết định đó có hiệu lực pháp luật ngay (Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự). Trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, thực tế có thể có nhận thức khác nhau từ phía các cơ quan có thẩm quyền tố tụng ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đối với sự kiện pháp lý đã diễn ra. Tuy nhiên, Viện kiểm sát là cơ quan thay mặt Nhà nước, kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, và theo quy định của pháp luật, quyết định đúng thẩm quyền của Viện Kiểm sát đình chỉ đối với những hành vi áp dụng pháp luật của pháp nhân và thể nhân nào đó phải được thi hành nghiêm chỉnh. Quyết định của Viện Kiểm sát đình chỉ vụ án là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.

Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan duy nhất được quyền ra bản án, nhân danh Nhà nước để quyết định bị cáo có phạm tội hay không, bị áp dụng hình phạt hay không, hình phạt gì và các biện pháp tư pháp. Thông qua nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc qua xét xử sơ thẩm mà Toà án đi đến quyết định đình chỉ vụ án đối với hành vi nào đó hoặc với những người nào đó (Điều 281 và 282, Bộ luật tố tụng hình sự) thì dù các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có nhất trí hay không và có phát hiện những tình tiết mới nào đó thì cũng phải thi hành. Và đó là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.

Ngoài ra, thực tế có thể xảy ra những trường hợp mà người có hành vi phạm tội sau khi đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và đã được xét xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật, có thể phát sinh những sự đánh giá nào đó về chính hành vi đã được xét xử, cả những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng tuyệt nhiên, điều đó không thể là căn cứ để phát sinh bất cứ những quan hệ tô’ tụng hình sự nào. Trường hợp khác, người có hành vi phạm tội sau khi đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và đã được xét xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật, do di trú đi nơi khác, sau thời gian dài, bị lãng quên, khi người này xuất hiện trở lại, có những người do nhầm lẫn mà tố giác họ về hành vi phạm tội trong quá khứ, thậm chí có thể nêu ra những tình tiết mới về hành vi đã được xét xử (mà không phải là một tội phạm khác) thì bản án đã có hiệu lực pháp luật chính là căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.

Theo khoản 1, Điều 255, Bộ luật tố tụng hình sự, những bản án và quyết định đã có hiêu lực pháp luật, bao gồm: những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Ngoài những bản án, quyết định của Tòa phúc thẩm, hay Tòa Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có hiệu lực ngay, thì sau 15 ngày kể từ ngày Tòa sơ thẩm quyết định hoặc tuyên án, hoặc từ ngày bị cáo được giao bản án sơ thẩm, hoặc bản án sơ thẩm được niêm yết mà các chủ thể có quyền kháng cáo (quy định tại các khoản 1, 2, 6, Điều 331, Bộ luật tố tụng hình sự) không có kháng cáo, hoặc Viện kiểm sát trong vòng 15 ngày từ ngày tuyên án không kháng nghị, thì bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Những quy định vừa nêu là nhằm tránh tình trạng một hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhiều lần, hoặc việc truy cứu không đủ căn cứ pháp lý dẫn đến những vi phạm quyền con người, quyền công dân, thiệt hại cho Nhà nước và xã hội.

+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Điểm này hoàn toàn phù hợp và nhằm thực hiện quy định tại Điều 19, Bộ luật hình sự 2015 về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định hiện hành thì những người có hành vi phạm tội nhưng đã qua những thời hạn nhất định nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không phải do người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã) thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội nào đó được hiểu là thời hạn mà quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội cụ thể của người đó còn hiệu lực áp dụng. Thời hạn đó được tính từ ngày phạm tội.

Theo quy định tại Điều 19, Bộ luật hình sự 2015 thì không truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với những trường hợp hành vi phạm tội đã chấm dứt ở thời điểm mà thời gian trôi qua đã là:

–    Năm năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

–    Mười năm đối với tội nghiêm trọng;

–     Mười lăm năm đối với các tội rất nghiêm trọng;

–     Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tuy nhiên, luật quy định, nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính vào thời hiệu; thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ. Đồng thời, nếu trong thời hạn đó, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 1 năm trở lên thì thời gian đã qua không được tính thời hiệu và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Bộ luật hình sự 2015 quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Do vậy, căn cứ không khởi tố vụ án hình sự vì “đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự” không áp dụng đối với với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

+ Tội phạm được đại xá.

Đối với những tội phạm được đại xá thì không được khởi tố vụ án hình sự. Đại xá đối với những tội phạm nhất định là quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hình thức và mức độ đại xá được nêu rõ trong văn bản về đại xá. Trong văn bản đại xá có thể công bố vô tội, phóng thích hoặc miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với một loại, hoặc một số loại can phạm nào đó. Có căn cứ để không khởi tố vụ án đối với những hành vi phạm tội được nêu trọng văn bản đại xá, kê cả những hành vi đã xảy ra trước khi văn bản đại xá được ban hành. Những vụ án đã được khởi tố, điều tra, truy tố hay đang xét xử đều được đình chỉ.

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Việc khởi tố vụ án sẽ dẫn đến khởi tố bị can, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Hình phạt sẽ được áp dụng đối với người phạm tội nhằm giáo dục, cải tạo họ. Vì thế, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác, thì có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, bởi việc khởi tố đã không cần thiết nữa.

– cĐiều luật không quy định riêng trường hợp: không có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại là một căn cứ độc lập không được khởi tố vụ án hình sự.

Bởi vì, trong trường hợp có căn cứ như quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự (chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất), thì điều đó cũng được hiểu là nhà làm luật đặt ra đối với trường hợp này phải có đến hai điều kiện mới được khởi tố, chứ không phải quy định có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự. Bản chất của quy định này là khi có yêu cầu của người bị hại thì đủ căn cứ. Như vậy, bản thân hành vi phạm các tội nói ở khoản 1 Điều 155 đã là căn cứ để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét việc khởi tố, chứ không phải là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, luật quy định điều đó chưa đủ mà cần có thêm yếu tố người bị hại yêu cầu khởi tố.

Hoặc trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự. Nhưng điểm này đã được quy định trong khoản 4, của Điều 157 này (người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật).

Trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Trong trường hợp đó không có căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.

Như vậy, đối với những trường hợp chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại thì không thể coi là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi