Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4034 Lượt xem

Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm

Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về Điều lệ trường tiểu học. Thông tư này đã có những quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.

Công tác giáo dục và đạo ở nước ta luôn được quan tâm, chú trọng, được các cấp, các ngành đề cao và ưu tiên tạo mọi điều kiện để phát triển. Xuất phát từ việc muốn đào tạo ra thế hệ học sinh có tiêm năng và tri thức thì người thầy luôn đóng một vai trò to lớn, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp.

Do đó, qua bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.

Nhiệm vụ chung của giáo viên?

Hiện nay, Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về Điều lệ trường tiểu học. Theo đó Thông tư số 28 đã có những quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm. Trong đó có những điểm mới quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên chủ nhiệm ngoại việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn của giáo viên bộ môn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ cần phải thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác theo quy định như:
– Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tự chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về những kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh đối với lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện vật chất của nhà trường.

– Tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; chủ động thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác theo quy định.

– Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; tạo điều kiện giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.

– Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của người nhà giáo nhân dân; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu với học sinh…

– Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp…

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.

– Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; có quyền đưa ra đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định để phù hợp, thuận tiện trong quá trình dạy học.

– Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục theo kế hoạch tổ chức của Bộ GD&ĐT…

Ngoài giải đáp cho Qúy khách về Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm. Thì với nội dung tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến vấn đề này.

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

Ngoài ra, giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn thực hiện các nhiệm vụ như sau:

– Chủ động nắm bắt thông tin, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp mình được phân công làm giáo viên chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.

– Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng mà hiệu trưởng đã phê duyệt.

– Phối hợp với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.

– Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm

– Được hưởng các khoản bao gồm: tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi và các chính sách khác theo quy định;

– Được thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp; được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sức khỏe, hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

– Được tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường đối với việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục; vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.

– Được nhà trường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

– Được hưởng lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền khi được cử đi học tập, bồi dưỡng tại các lớp huấn luyện, nghiệp vụ.

– Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.

Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài những quyền nêu trên thì còn có các quyền sau đây:

– Được tham dự vào các tiết học, hoạt động giáo dục khác của lớp mình đang công tác chủ nhiệm.

– Được tham dự vào các cuộc họp của hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình đang công tác chủ nhiệm.

– Được tham gia vào các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm theo kế hoạch.

– Được quyền cho phép học sinh trong lớp mình đang công tác chủ nhiệm được nghỉ học vì lý do sức khỏe, gia đình…nhưng không quá 03 ngày liên tục.

– Được giảm giờ lên lớp hàng tuần và các quyền khác theo quy định

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi